- Ngậm nửa quả trứng bằng đá vào miệng, ngồi trong chiếc chum luyện thanh, đặt hai ngón tay chạm nhau vào miệng...  là những "chiêu" dạy thanh nhạc "có một không hai" của các giảng viên thanh nhạc của Việt Nam.


Ngậm trứng, ngồi chum để luyện giọng

Ca sĩ Tùng Dương bày tỏ đến giờ anh vẫn nhớ những bài học tạo nguồn (những bài học sơ khai cơ bản) như ngậm một nửa quả trứng bằng đá vào miệng và giữ để kiểm tra khẩu hình hay luyện thanh ở trong cái chum nước sau đó ngửa cổ, tập thể dục... mà giảng viên Lê Huệ hướng dẫn.

{keywords}
Giảng viên Lê Huệ.

Nằm trong số các học sinh theo học giảng viên thanh nhạc Mai Hương, ca sĩ Đinh Mạnh Ninh cũng tiết lộ "mẹo" dạy khá thú vị của cô giáo mình. Đó là dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái chạm vào nhau sau đó đặt vào miệng để giữ khẩu hình cho đúng. Với Đinh Mạnh Ninh đó là những bài học rất thú vị mà cô Mai Hương đã tận tình chỉ bảo.

Khác với giảng viên Lê Huệ, Mai Hương, NSND Thanh Hoa - "người thầy" của nhiều ca sĩ nổi tiếng theo dòng nhạc dân gian như (Anh Thơ, Tân Nhàn, Nguyệt Anh, Bùi Lê Mận, Thành Lê...) lại cho rằng cách dạy thanh nhạc của bà không phụ thuộc vào khẩu hình Ô hay A mà phải rèn các kỹ năng để hát rõ lời, giữ âm sắc của giọng hát.

{keywords}
NSND Thanh Hoa

"Tôi đã được học rất nhiều những thầy cô giáo giỏi như sự nhẹ nhàng của cô Thúy Hiền, cách lấy hơi của thầy Lô Thanh, các quãng giọng của thầy Trần Hiếu và cách chuyển giọng từ trung trầm lên cao của cô Hồ Mộ La. Tất cả những cái đó được tôi đúc kết thành các kỹ năng riêng rồi truyền lại cho học sinh thế hệ sau" - NSND Thanh Hoa cho biết.

Tập lặn, tập "thở chó" để luyện thanh

Với giảng viên NSƯT Hà Thủy, vấn đề cốt lõi của kỹ thuật thanh nhạc chính là hơi thở. Và việc nén hơi phải có quá trình. Ví như ca sĩ để nén hơi tốt thì nên tập lặn hay tập "thở chó" (từ lóng mà một số người trong nghề hay gọi) tức là thở mồm nhiều hơn thở mũi, cách này giống như vận động viên chạy điền kinh.

Giảng viên Hà Thủy nhấn mạnh: tất cả các phương pháp đều không sai, vấn đề nằm ở chỗ phương pháp ấy áp dụng vào người này thì đúng nhưng người kia lại chưa phù hợp. Có người cổ họng to, người hốc xoang lớn, cơ địa mỗi con người khác nhau nên cách tốt nhất khi dạy thanh nhạc là phải dựa trên cơ thể, sinh đới của từng người.

{keywords}
Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương và giảng viên Hà Thủy

Giảng viên Hà Thủy bảo thường tự làm cho mình cuốn "Nhật ký giảng dạy" mà ở đó, ưu khuyết điểm của mỗi học trò được cô ghi đầy đủ, cặn kẽ để từ đó đối với mỗi học trò lại có phương pháp giảng dạy riêng. Và nhờ thế mỗi học viên đã khắc phục điểm hạn chế để ngày càng hoàn thiện giọng hát.

Đó cũng chính là lý do mà ngày càng nhiều ca sĩ (Hồ Quỳnh Hương, Ngọc Khuê, Phương Thảo, Phương Anh, Mai Trang, Văn Mai Hương, Nguyễn Đình Thanh Tâm, Hoàng Quyên, Hương Tràm...) đã và đang tạo dấu ấn trên thị trường âm nhạc Việt Nam nhờ được sự dìu dắt của cô giáo Hà Thủy.

Tập thì hay, hát thì xịt

Ca sĩ Minh Quân cho biết khi nghiên cứu các giáo trình dạy thanh nhạc từ nước ngoài với phương pháp dạy thanh nhạc ở Việt Nam thấy "có vấn đề" và nguyên tắc. Theo anh, ở nước ngoài người ta phân học sinh theo chất giọng. Nếu học sinh nam là giọng tenor thì sẽ được phân học một thầy giáo cũng là giọng tenor bởi thầy cùng tone giọng sẽ thị phạm tốt hơn.

"Trong khi ở Việt Nam các thầy, cô giáo dạy cả nam lẫn nữ. Mà giọng nữ và giọng nam khác biệt hoàn toàn nên khả năng thị phạm, làm mẫu cho học sinh hát rất khó khăn và hiệu quả chưa kể là cách xử lý, cách hát của nam hoàn hoàn khác nữ. Cùng một câu hát thầy giáo sẽ hướng dẫn cho học sinh nam hát nam tính và ngược lại.

{keywords}
Minh Quân.

"Thời tôi còn đi học các thầy cô giáo giữ gần như 70% nguyên tắc này nhưng bây giờ thì thấy không còn được như vậy. Nên các bạn trẻ hỏi tôi về kinh nghiệm thì vẫn khuyên là học sinh nam thì nên học thầy và học sinh nữ thì học cô giáo" - ca sĩ Minh Quân bày tỏ.

Ca sĩ Tùng Dương lại có quan điểm "thoáng" hơn anh cho rằng học thầy hay cô không quá quan trọng mà điều cốt lõi là ý thức trong việc học cần nên có của những người xác định theo đuổi lĩnh vực ca hát. Bản thân anh không chỉ học từ những người thầy mà còn sự cộng hưởng học các thần tượng quốc tế... cộng lại để có một phong cách cho riêng mình.

{keywords}
Ca sĩ Tùng Dương

"Rất tiếc có một thực tế là nhiều ca sĩ trẻ có giọng hát tốt nhưng chiều sâu không có nên khó để đi xa trong nghệ thuật. Có những trường hợp không được học hành, không có kỹ thuật thanh nhạc cơ bản thì trước mỗi chương trình lớn thì hay rơi vào tình trạng "thử thì kêu, đốt thì tịt" tức là tập thì hay mà khi hát thì xịt. Lúc tập mải miết quá bị viêm họng hát hỏng".

Từng tham gia giảng dạy nhiều năm ở Học viện âm nhạc quốc gia, NSND Trung Kiên cho rằng lối tư duy thầy giáo nam dạy cho học sinh nam và cô giáo dạy cho nữ là chưa "văn minh". Ngay như bản thân ông khi học ở trường Chaikovsky (Nga) cũng được một bà giáo sư dạy cho những kỹ thuật thanh nhạc.

Sơn Hà