- Một điệp viên bậc thầy mang vỏ bọc hoàn hảo là phóng viên tạp chí TIME, Reuters, New York Herald Tribune.... , đã qua mắt những nhân vật kì cựu của CIA trong hơn chục năm trời, thậm chí không ít lần còn được chính CIA mời mọc - đó là Phạm Xuân Ẩn, bí danh Hai Trung. Ông là người đã đóng góp lớn cho thành công của Cách mạng Việt Nam năm 1975 và được nhiều nhân vật cao cấp của trí thức Hoa Kỳ nể trọng.
Larry Berman - Tác giả cuốn " Điệp viên hoàn hảo" hiện là Trưởng khoa Đào tạo nhân tài ưu tú trường ĐH quốc gia Georgia. Ông viết trong sách: "Lẽ ra Time nên bình chọn Phạm Xuân Ẩn là Nhân vật của năm 1971!" |
Phạm Xuân Ẩn - từ nhà báo quốc tế kỳ cựu đến Tướng tình báo Việt Nam |
Cuốn sách ra mắt tháng 9/2013 bổ sung nhiều chi tiết chưa từng công b. |
“Do
mắt kém, tôi phải đọc cuốn sách của ông ba lần trong suốt ba ngày, dù
tôi muốn đọc xong ngay lập tức: Ba ngày đầy cảm xúc, ba ngày đầy nước
mắt nhớ thương, đầy tình yêu và sự tiếc nuối... Và giờ đây, mỗi lần tôi
đọc lại, tôi không cầm được nước mắt rơi! Một số người bạn của tôi cũng
có cảm xúc như vậy...
Nhưng tôi muốn đọc lại nhiều lần nữa để nhớ về chồng tôi.
Đôi
lúc, tôi cảm thấy như anh Ẩn vẫn còn sống, nhưng, đau đớn thay, tôi đã
mãi mãi không bao giờ còn được gặp lại anh ấy ở bất cứ nơi nào trong
cuộc đời này nữa.
Một nửa con người tôi đã chết! Càng thêm tuổi, tôi
càng cảm thấy mình cô đơn khi phải sống mà không còn anh ấy. Chẳng lẽ đó
là Định mệnh khắc nghiệt mà tất cả chúng ta đều phải chịu đựng trong
cuộc đời này sao?!”.
(Bà Thu Nhàn - vợ Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn)
*
"Đọc
tác phẩm Điệp viên hoàn hảo của nhà báo - nhà sử học người Mỹ Larry
Berman, tôi tưởng như được gặp lại người thanh niên thông minh, nhanh
nhẹn, sáng dạ, có khiếu hài hước, rất quý mến trẻ con, biết kính trọng
người già thuở nào. Vẫn là một Phạm Xuân Ẩn mà tôi biết và đã dìu dắt
trong những năm đầu vào nghề tình báo. Đặc biệt, khả năng khai thác
thông tin và diễn đạt bằng ngôn từ một cách sinh động, khúc chiết, quả
là một biệt tài thiên phú. Tôi từng nghe các đồng chí ở Trung ương kể
lại rằng sau khi đọc những báo cáo của Ẩn gửi về từ Mỹ, Bác Hồ xúc động
thốt lên: "Đọc báo cáo mà cứ như đang ở ngay trung tâm New York!". Hay
sau khi về nước, hoạt động trong lòng địch, những báo cáo của Ẩn cũng vô
cùng chính xác, sinh động, khiến đại tướng Võ Nguyên Giáp phải hài lòng
tấm tắc: "Cứ như ta đang ở trong bộ tổng tham mưu địch".
(Ông Trần Quốc Hương (bí danh Mười Hương) - Nguyên Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam)
*
Tôi không chắc là có một người nào đó hiểu được con
người thực của Phạm Xuân Ẩn, ngoại trừ mẹ và vợ của ông. Ông đã trải qua
phần lớn cuộc đời với chiếc mặt nạ, trong một vỏ bọc giúp ông có thể
đánh lừa mọi người – các cơ quan tình báo Việt Nam Cộng hòa, CIA của Mỹ,
các nhà báo Mỹ, châu Âu và Việt Nam, quan chức chính quyền miền Nam và
thậm chí là cả người thân trong gia đình, ngoại trừ mẹ và vợ của ông.
Danh sách những người bị Ẩn đánh lừa có cả những nhà
tình báo chuyên nghiệp như Edward Lansdale, William Colby và Lou
Conein; các quan chức chính phủ Việt Nam Cộng hòa như Nguyễn Cao Kỳ và
Trần Văn Đôn; giám đốc tình báo của chính quyền Ngô Đình Diệm – bác sĩ
Trần Kim Tuyến; những nhà báo đồng nghiệp và bạn bè người Việt như
Nguyễn Hưng Vượng, người đồng thời làm việc cho CIA, và Cao Giao, người
mà cùng với Ẩn và Vượng, được coi là “tam ca giọng nam cao” của Đài phát
thanh Catinat. Danh sách dài những phóng viên bị qua mặt có David
Halberstam, Robert Shaplen, Francis Fitzgerald, Robert Sam Anson, Neil
Sheehan và Stanley Karnow. Tất cả những cá nhân này đều hãnh diện về khả
năng nhìn thấy sự thật. Thế nhưng, không một ai trong số họ từng nghi
ngờ Phạm Xuân Ẩn là điệp viên Cộng sản.
Khi chiến tranh kết thúc, mỗi người trong số đó đều ngả
mũ trước Ẩn về khả năng hoạt động của ông. Phần lớn những người bị qua
mặt đã chọn tình bạn thay vì giận dữ trước sự thật rằng bạn của họ từng
là một điệp viên. Phần lớn đều phủ nhận khả năng họ đã bị lợi dụng làm
nguồn tin phục vụ cho các báo cáo gửi ra Hà Nội.
Ông đã trở thành huyền thoại trong cộng đồng tình
báo thế giới vốn rất muốn biết bằng cách nào mà Phạm Xuân Ẩn hoạt động
thành công và không bị bắt. Cuộc đời với tư cách là một điệp viên của
ông là một ví dụ sáng rõ về sự khó nắm bắt của lĩnh vực tình báo con
người trong cả khía cạnh lĩnh vực này ảnh hưởng lên kết cục chiến tranh
lẫn nó ảnh hưởng lên quan hệ cá nhân.
Một số điệp viên vĩ đại nhất lịch sử đã mọc gót chân
Achilles để rồi rốt cuộc làm hỏng sứ mệnh khi vướng vào chuyện ái tình
hay trở nên tham lam. Ẩn không bao giờ tham lam, nhưng ông từng phải
lòng – với nước Mỹ mà ông đã sống trong giai đoạn 1957-1959 và với những
người Mỹ mà ông gặp ở đấy. Ông cũng ngưỡng mộ những người Mỹ mà về sau
ông gặp trong thời gian làm việc cho họ tại Việt Nam, một phần trong cái
vỏ bọc của ông. Tôi không thể tưởng tượng được Ẩn đã phải như thế nào
để có thể ngưỡng mộ và yêu mến những con người mà ông cần phải đánh bại.
Đối với Ẩn, đánh bại kẻ thù có nghĩa là quân Mỹ sẽ rút về nước và để
cho người Việt tự quyết định tình hình chính trị của mình.
Phạm Xuân Ẩn là một người mơ mộng, nhưng cũng là
người cô đơn cho tới cuối đời. Cô đơn ở đây không có nghĩa là ông thiếu
tình yêu gia đình, bạn bè hay đất nước. Ông luôn ngập tràn những tình
yêu ấy. Nỗi cô đơn của ông đến từ việc nhìn thấy được những khả năng có
thể của đất nước Việt Nam mà ông yêu vô cùng. Đến lúc nhận ra rằng giấc
mơ của một người chẳng có tác động gì, ông muốn rút lui, và nói với tôi
rằng ông chỉ muốn trở thành một chàng Tarzan sống trong rừng thẳm, cùng
gia đình và lũ thú cưng. “Câu chuyện của tôi là một câu chuyện về nỗi cô
đơn”, Ẩn nói với tôi. “Tôi là một điệp viên đơn độc, một Anh hùng cô
đơn, một người Việt Nam cô đơn”.
(Tác giả/nhà sử học Larry Berman)
Larry
Berman là một nhà sử học, giáo sư chính trị học thuộc đại học
California và hiện là Trưởng khoa Đào tạo nhân tài ưu tú trường Đại học
quốc gia Georgia, một chuyên gia nghiên cứu về cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam của Mỹ.
|