- Mấy năm trước tình hình khai thác vàng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An được phản ánh khá nhiều. Sau một thời gian tạm lắng, hiện nay việc khai thác vàng trái phép tại đây lại có chiều hướng gia tăng với nhiều diễn biến phức tạp.

Phức tạp khai thác vàng trái phép

Từ trước Tết đến nay tình hình khai thác vàng trái phép tại huyện Quế Phong (Nghệ An) bùng phát với quy mô lớn, diễn biến phức tạp với nhiều thành phần, đối tượng tham gia.

Ngoài người dân địa phương còn có các đối tượng bên ngoài như Quỳ Châu, Thái Nguyên, Nam Định, Hà Nội. Các đối tượng sử dụng phương tiện, phương thức khai thác đa chủng loại từ máy xúc, máy nổ, từ khai thác vàng sa khoáng dọc sông Quàng, khe Ton (xã Quang Phong), khe Quỳa (xã Cắm Muộn) cho đến xịt đồi, đào hầm làm vàng gốc…

{keywords}
Vét sông, xịt núi để tìm vàng

Theo ghi nhận của VietNamNet, tại xã Cắm Muộn có 3 tổ dùng máy xúc, sàng tuyển vàng khai thác dọc theo khe Quỳa, 22 tổ khai thác vàng gốc trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và 20 tổ khai thác khu vực khe Quỳa từ bản Cắm đến sông Quàng với gần một nghìn người tham gia vào lúc cao điểm.

Tại xã Quang Phong trên sông Quàng có 3 tổ dùng máy xúc, sàng tuyển vàng, 40 tổ dùng máy Đông Phong (máy làm vàng của TQ – pv), tại khe Ton có 3 tổ khai thác bằng máy xúc…

Lượng người tham gia khai thác vàng trái phép trên địa bàn xã khoảng theo ghi nhận của chúng tôi vào khoảng 500 người.

Phá rừng đặc dụng để tìm vàng

Không dừng lại ở đó, vàng tặc đã đưa 'vòi bạch tuộc' của mình vào tận tiểu khu 144, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, nằm trên xã Cắm Muộn (Quế Phong, Nghệ An) phá rừng đặc dụng để khai thác vàng gốc, vàng nẹp.

Theo chân một phu đào vàng xuất phát từ bản Cắm, đi bộ khoảng hơn 3h đồng hồ trên con đường độc đạo, chúng tôi tiến tới đỉnh núi Khe Háng (xã Cắm Muộn), nơi được gọi là “bãi vàng”.

Đúng nghĩa với câu “tấc đất tấc vàng”, cả quả núi đầy những lều lán của phu đãi vàng, tính sơ cũng có đến 40-50 lán trại.

Được biết, đây mới chỉ là bãi một, bên kia núi còn một bãi vàng với số lượng người khai thác cũng không ít hơn là bao.

{keywords}
Có dấu hiệu tranh giành địa bàn, bảo kê theo kiểu xã hội đen

Việc khai thác vàng trái phép, không theo quy trình gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây mất trật tự trên địa bàn.

Khai thác vàng gốc trong vùng lõi Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (xã Cắm Muộn) ngoài việc tàn phá rừng đặc dụng, những hầm, lò đãi vàng được đào kiểu hàm ếch quanh sườn núi có nguy cơ sập rất cao khi mưa lớn hoặc khi các phu vàng xịt đồi tìm vàng.

Cần sự can thiệp mạnh từ cơ quan chức năng

Được biết, UBND huyện Quế Phong có phối hợp với CA huyện, chính quyền xã thành lập đoàn kiểm tra để quản lý, ngăn chặn, đẩy đuổi vàng tặc.

Tuy vậy, việc khai thác vàng gốc, vàng nẹp tại rừng đặc dụng hiện chưa có sự quản lý cụ thể nào từ các cơ quan chức năng.

{keywords}
Sông suối ô nhiễm nghiêm trọng

Các đoàn kiểm tra xử lý khai thác vàng chưa thực sự mang lại hiệu quả, dẫn đến tình trạng lúc đoàn đi thì vàng tặc tạm ngừng họat động, khi đoàn kiểm tra rút thì lại ào lên như nấm sau mưa.

Đặc biệt, trong một thời gian dài vàng tặc hoạt động đào núi phá rừng trái phép để tìm vàng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, vậy mà đến thời điểm ngày 5/3/2013, Ban quản lý không kịp thời ngăn chặn, không có báo cáo và phối hợp với chính quyền để giải quyết.

{keywords}
 
Lều lán lại mọc lên như nấm sau khi đoàn truy quét làm việc

 

{keywords}
 
Sự tiếp tay của người dân bản địa

Báo cáo số 07/BC-TNMT do Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Quế Phong gửi UBND huyện có ghi: “Có ý kiến với Sở Nông nghiệp về việc khai thác vàng trái phép diễn ra trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống trong thời gian dài nhưng Ban Quản lý không có biện pháp xử lý, đẩy đuổi".

Ông Phan Trọng Dũng, Chánh Văn phòng UBND huyện cho biết: “Chính vì sự nguy hiểm của việc khai thác vàng đồi không đúng quy trình và đào các hầm như thế nên huyện chủ trương tuyên truyền, truy quét tận gốc vấn đề này. Chúng tôi sẽ tiếp tục thành lập các đoàn, lực lượng phải vào tận nơi và cắm ở đấy một thời gian dài mới truy quét được tận gốc”.

A.Q

(còn nữa)