– Chiều qua (16/5), giữa trời nắng nóng trên dưới 40 độ C, một nông dân tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đang làm ruộng thì đột ngột bất tỉnh ngay trên cánh đồng. Bệnh nhân đã được người nhà đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Đang gặt lúa thì bất tỉnh
Trao đổi với VietNamNet, bác sỹ Dương Thanh Bình, Giám đốc bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình, nơi bệnh nhân được chuyển đến cấp cứu) cho biết bệnh nhân được chuyển từ tuyến dưới lên và khi vào viện, huyết áp đã gần về 0, không đo được nhịp, hôn mê sâu, trụy mạch.
Người nông dân gặt lúa dưới cái nắng như thiêu đốt ở miền Trung (Ảnh: VietnamNet) |
Sau khi làm các biện pháp cấp cứu, tim bệnh nhân có đập lại nhưng rất yếu và tử
vong ngay sau đó. Gia đình đã đưa bệnh nhân về nhà mai táng ngay trong chiều
qua.
Những thông tin thu thập được cho thấy bệnh nhân (nữ, 46 tuổi), gặt lúa ngoài cánh đồng từ trưa tới quá nửa buổi chiều thì bỗng ngã lăn ra bất tỉnh trên ruộng lúa.
Ông Bình cho biết bệnh nhân không giải phẫu tử thi nên không kết luận được chắc chắn có phải tử vong do say nắng hay không. Tuy nhiên, khi làm việc ngoài trời dưới cái nắng trên dưới 40 độ C thì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe là hiện hữu, nhất là với những người có sẵn những bệnh lý về tim mạch, huyết áp, dễ gây đột quỵ.
Được biết, vào ngày hôm qua, nhiệt độ tại Quảng Bình (đo trong lều khí tượng) là 40,2 độ C. Điều đó đồng nghĩa với việc nhiệt độ ngoài trời có thể lên mức 43-44 độ C.
Đây không phải trường hợp đầu tiên tử vong khi đang làm việc dưới trời nắng nóng. Tháng 6 năm 2006, giữa lúc mùa hè nắng nóng đến đỉnh điểm, một người đàn ông ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã bị chết vì say nắng khi đi trên phố Huế vào đầu giờ chiều.
Theo đó, người đàn ông này đang đi xe mô tô trên đường phố Huế thì bỗng nhiên bị loạng choạng tay lái, suýt đổ xe. Tuy nhiên, người này đã dừng được xe và cố đi vào một gia đình gần đó để nghỉ nhờ.
Ông ngồi nghỉ chừng vài phút thì bị nôn
nhiều, rồi nằm im bất động.
Khi trung tâm cấp cứu 115 đến nơi thì ông đã tử vong. Thời điểm đó, Hà Nội cũng
đang nắng nóng 38-39 độ.
Vào tháng 3/2013 vừa qua, một cổ động viên bóng đá trên sân Đồng Nai cũng đã
ngất xỉu vì say nắng do phơi nắng quá lâu dưới nhiệt độ gần 40 độ C.
Dấu hiệu và cách xử trí khi say nắng: Dấu hiệu say nắng gồm: Mệt mỏi, mắt lờ đờ; Cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt lên đến 41 độ; Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt; Buồn nôn, ói mửa, có thể bị ngất xỉu; Nhịp thở yếu, nhanh; Mạch nhanh yếu, khó bắt, hoặc thậm chí không bắt được mạch. Trường hợp say nắng nặng sẽ hôn mê hoàn toàn và lên những cơn co giật. Cách xử trí: - Nhanh chóng đưa người bị say nắng đến chỗ thoáng mát như phòng thông gió, hành lang có mái che hoặc dưới tán cây có nhiều bóng mát. |
Cảnh giác với nắng nóng
Theo bác sỹ Bình, việc phơi mình dưới nắng nóng quá lâu sẽ khiến hiện tượng say nắng, sốc nắng xảy ra. Khi tiếp xúc với nhiệt độ thời tiết quá cao, cơ thể không thích nghi kịp sẽ có những rối loạn về thần kinh, đông máu, gây đột quỵ. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Say nắng gây rối loạn điều hòa thân nhiệt, làm nhiệt độ của cơ thể tăng, kèm theo mất nước nặng. Đặc biệt với trẻ em, nguy cơ tử vong do say nắng là rất cao nếu không được xử trí kịp thời.
Người lao động ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng cần hết sức cảnh giác với nắng nóng (Ảnh: VietNamNet) |
Khi cơ thể bị nóng quá mức, trung tâm điều hòa nhiệt độ ở thân não ứng biến bằng
cách tiết mồ hôi để hạ bớt sức nóng của cơ thể.
Tuy nhiên đối với trẻ em, trung tâm này chưa phát triển hoàn chỉnh nên sự giải nhiệt không tốt, khiến trẻ rất dễ bị say nắng khi cơ thể phải phơi nắng quá lâu.
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết trong những ngày nắng nóng này, nhiệt độ tăng cao nhất thường ở vào khoảng từ trưa đến chiều (11 giờ đến 3-4 giờ chiều), sau đó nhiệt độ hạ dần.
Trong khoảng thời gian này, người dân nên hạn chế ra ngoài đường, nếu phải ra ngoài đường cần có thiết bị che chắn, bảo vệ cơ thể khỏi nắng nóng như mũ, áo, hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp và đột ngột với ánh nắng mặt trời.
Với trẻ em, cần tránh cho trẻ đùa nghịch nhiều dưới nắng nóng. Đặc biệt với người phải lao động dưới trời nắng (như nông dân, thợ xây dựng, vv …) cần có thiết bị bảo hộ như mũ, nón, cần che kín gáy.
“Phơi nắng” dưới chảo lửa Miền Trung nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ lên đến 39-40 độ c, người dân ở tỉnh Phú Yên vẫn miệt mài làm đất sạ lúa hè thu. Trời đứng gió. Nắng trên đầu như sắc lại, xây xẩm mặt mày. Họ vẫn làm việc miệt mài. Mồ hôi ướt sũng quần áo, cứ như họ vừa mới nhúng nước ở dưới sông lên. Nhiều người còn dở cơm ngồi ăn trên bờ ruộng dưới cái nắng chói chang, tranh thủ làm luôn trưa kịp gieo sạ lúa đúng lịch thời vụ. Để có sức “chịu nắng”, người phụ nữ trùm cái khăn trên đầu còn phải mặc áo dày, mồ hôi đổ ra ướt nhũng cả áo. Vì vậy, ngoài trời nắng như đổ lửa bên trong ai cũng thấy mát da.
Mạnh Hoài Nam |
N.Anh