Trong giai đoạn kinh tế còn khó khăn, doanh số bán bia tại những thị trường trên thế giới đều giảm nhưng riêng ở Việt Nam vẫn tăng mạnh. Các hãng bia cũng tăng tốc đầu tư để nâng sản lượng...
Không chỉ Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International đánh giá Việt Nam là nước tiêu thụ bia hàng đầu Đông Nam Á với gần 2,6 tỉ lít trong năm 2011, kỷ lục uống bia của người Việt còn được công ty sản xuất bia danh tiếng Kirin Holdings của Nhật Bản ghi nhận. Theo đó, Việt Nam nằm trong nhóm 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới với sản lượng tiêu thụ tăng hàng chục phần trăm mỗi năm.
Ngành bia phát tài
Khi lập quy hoạch phát triển ngành rượu - bia - nước giải khát đến năm 2010, tầm nhìn 2015, Bộ Công Thương đưa ra dự báo sản lượng bia của Việt Nam sẽ đạt 2,7 tỉ lít vào năm 2010. Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau khi lập quy hoạch, Bộ Công Thương đã phải xem xét điều chỉnh lên 3 tỉ lít cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng về sản xuất và tiêu dùng bia trong thực tế. Với sự điều chỉnh này, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam là 28 lít/năm.
Theo Bộ Công Thương, giai đoạn 2001-2007, ngành bia phát triển rất nhanh, sản lượng tăng đột biến bình quân 13,11%/năm. Năm 2003, sản lượng bia trong nước đạt 1,29 tỉ lít, chỉ 5 năm sau (2008) đã vượt mốc 2 tỉ lít.
Lượng bia tiêu thụ bình quân tính theo đầu người cũng tăng từ 10,04 lít năm 2000 lên 21,65 lít vào năm 2007. Năm 2008 là năm Việt Nam đạt kỷ lục lạm phát gần 20% nhưng người dân cũng không vì thế mà cắt giảm chi phí nhậu. Từ năm 2009, kinh tế rơi vào tình trạng suy giảm, đến nay vẫn chưa hết khó khăn nhưng ngành bia vẫn phát tài do người dân khó “cai”.
Ngành bia phát tài
Khi lập quy hoạch phát triển ngành rượu - bia - nước giải khát đến năm 2010, tầm nhìn 2015, Bộ Công Thương đưa ra dự báo sản lượng bia của Việt Nam sẽ đạt 2,7 tỉ lít vào năm 2010. Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau khi lập quy hoạch, Bộ Công Thương đã phải xem xét điều chỉnh lên 3 tỉ lít cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng về sản xuất và tiêu dùng bia trong thực tế. Với sự điều chỉnh này, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam là 28 lít/năm.
Theo Bộ Công Thương, giai đoạn 2001-2007, ngành bia phát triển rất nhanh, sản lượng tăng đột biến bình quân 13,11%/năm. Năm 2003, sản lượng bia trong nước đạt 1,29 tỉ lít, chỉ 5 năm sau (2008) đã vượt mốc 2 tỉ lít.
Lượng bia tiêu thụ bình quân tính theo đầu người cũng tăng từ 10,04 lít năm 2000 lên 21,65 lít vào năm 2007. Năm 2008 là năm Việt Nam đạt kỷ lục lạm phát gần 20% nhưng người dân cũng không vì thế mà cắt giảm chi phí nhậu. Từ năm 2009, kinh tế rơi vào tình trạng suy giảm, đến nay vẫn chưa hết khó khăn nhưng ngành bia vẫn phát tài do người dân khó “cai”.
Theo khảo sát của Euromonitor International, Việt Nam tiêu thụ bia hàng đầu Đông Nam Á với gần 2,6 tỉ lít (năm 2011) |
Thế nhưng, tình hình đã nhanh chóng được cải thiện. Số liệu tạm tính đến 6 tháng đầu năm nay, cả hai đại gia là Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đều tăng trưởng tốt cả về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận.
Doanh thu sản xuất công nghiệp 6 tháng của Habeco ước đạt 2.554,8 tỉ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2011. Riêng mặt hàng bia tiêu thụ được 30,6 triệu lít bia lon, tăng 71,9% và 17,3 triệu lít bia hơi, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2011. Đối với Sabeco, doanh thu thực hiện 6 tháng đầu năm tăng 9%, sản lương tiêu thụ bia đạt 584 triệu lít, tăng 6% so với cùng kỳ.
Năm 2015, Việt Nam sẽ “uống” 4,4 tỉ lít bia
Trong hoạt động công nghiệp, ngành bia - rượu - nước giải khát được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao so với các ngành khác. Từ năm 2001-2015, lợi nhuận ngành này đã tăng gấp 4 lần với tốc độ tăng trung bình đạt 32,12%/năm. Trong đó, tính theo chuyên ngành thì sản xuất bia có lợi nhuận cao nhất.
Do mặt hàng bia phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên hầu hết các địa phương đều mong muốn có nhà máy bia để tăng thu ngân sách. Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, xu hướng bùng nổ tăng công suất và mua bán sáp nhập nhằm tận dụng cơ sở vật chất, thương hiệu sản phẩm đã diễn ra sôi động trong ngành sản xuất bia. Trong cuộc đua sản xuất bia, đã có khoảng chục nhà máy địa phương được đầu tư xây dựng để rồi phải đóng cửa do không chen chân được vào thị trường, gây lãng phí hàng tỉ đồng vốn đầu tư.
Cho đến nay, hoạt động đầu tư vẫn tiếp tục được tăng tốc nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Vì theo dự báo của cơ quan lập quy hoạch, đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,2-4,4 tỉ lít bia, bình quân 45-47 lít/người/năm. Mười năm sau đó, mỗi người Việt Nam sẽ uống bình quân 60-70 lít bia/năm!
Cán đích sản lượng 1 tỉ lít vào cuối năm 2010, Sabeco tiếp tục đi đầu trong việc mở rộng sản xuất bia. Tháng 6 và 9-2012, doanh nghiệp này đã lần lượt khởi công 2 nhà máy bia ở tỉnh Ninh Thuận (công suất 50 triệu lít/năm) và tỉnh Vĩnh Long (công suất 100 triệu lít/năm).
Vào những thời điểm kinh tế khó khăn, doanh số bán hàng của các hãng bia danh tiếng tại các thị trường trên thế giới đều giảm, riêng tại thị trường Việt Nam thì vẫn tăng. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng bia của Việt Nam rất khủng khiếp.
Hãy bớt nhậu! So với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore..., Việt Nam có thu nhập GDP bình quân đầu người thấp hơn nhiều nhưng mức tiêu thụ bia lại cao hơn đáng kể (Thái Lan chỉ tiêu thụ 1,8 tỉ lít bia/năm, Singapore 108 triệu lít/năm). Theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong, cầu nhiều thì cung tương ứng, qua đó người tiêu dùng được thỏa mãn nhu cầu, doanh nghiệp bán được hàng, Nhà nước thu được thuế. Tuy nhiên, về mặt xã hội, uống bia quá nhiều không tốt cho sức khỏe, an ninh trật tự xã hội và hạnh phúc gia đình… Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng Việt Nam hiện có 500 cơ sở sản xuất bia lớn nhỏ ở khắp các địa phương. Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã tổng kết, cho thấy 60% tai nạn giao thông ở nước ta có liên quan đến bia, rượu và 70% bạo hành gia đình cũng có nguồn gốc từ say xỉn. Vì thế, chuyện tiêu thụ bia nhiều chẳng có gì hay ho, không nên khuyến khích; ngược lại, cần khuyến cáo giảm uống. |
(Theo NLĐ)