- Vụ "hỗn chiến" trên sông Yên, nơi giáp ranh hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia (Thanh Hóa) khiến 3 người chết, 9 người bị thương, nhưng vẫn chưa rõ cơ quan nào có trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc.

Thờ ơ công văn chỉ đạo

Sự việc gần 100 người “hỗn chiến” trên sông Yên vào trưa ngày 7/7 được cho là xuất phát từ việc tranh chấp giữa các hộ nuôi, khai thác ngao trên sông của hai xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương) và xã Hải Châu (huyện Tĩnh Gia) đã có mầm mống từ lâu.

Sau khi xảy ra vụ xô xát khiến 3 người chết, 9 người bị thương, Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hóa đã có công văn 1215-CV/VPTU gửi ban thường vụ huyện uỷ huyện Tĩnh Gia và Quảng Xương kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan.

{keywords}

Sông Yên, nơi xảy ra tranh chấp

Trong công văn cũng nêu rõ: "Vụ việc tranh chấp giữa các hộ nuôi ngao trên sông Yên có mầm mống từ lâu nhưng cấp uỷ, chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn để xảy ra vụ án nghiêm trọng ảnh hưởng tới an ninh trật tự địa phương và tình hình chung của tỉnh".

Mặc dù đã có công văn chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ vào ngày 9/7. Tuy nhiên, đến chiều ngày 10/7, chúng tôi xuống Huyện uỷ huyện Quảng Xương thì ông Nguyễn Đức Xuân, Bí thư huyện uỷ vẫn bình chân như vại. Mặc dù sự việc xảy ra đã lắng xuống, xong đến thời điểm này huyện uỷ vẫn chưa có cuộc họp nào mang tính chất kiểm điểm.

Khi hỏi về trách nhiệm của huyện, xã để xảy ra cuộc ẩu đả trên thì ông Xuân chỉ nhấn mạnh vào một câu: "Sự việc xảy ra quá bất ngờ. Chúng tôi chưa thể gắn trách nhiệm cho ai được vì đang phải chờ kết luận điều tra của cơ quan công an".

Ông Xuân lý giải thêm, do dòng sông Yên chia đôi giữa hai huyện, trong đó có phần nuôi ngao của các hộ dân, có phần ngao tự nhiên nên rất phức tạp.

Mặc dù đã nhiều lần chính quyền xã, huyện giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bãi nuôi và khai thác ngao, ngăn cản dòng chảy, xong dường như cũng bất lực?.

Do vậy, khi sự việc xảy ra bất ngờ nên nó ngoài tầm kiểm soát của địa phương.

"Hôm đó, người dân Quảng Nham vẫn đi khai thác ngao bình thường theo con nước, mỗi bè chỉ có 2-3 người. Do đặc trưng nghề nghiệp trên sông nước nên trên bè của người dân có những vật dụng như dao, gậy… cũng là chuyện bình thường, để khi có sự việc xảy ra họ còn có cái tự vệ", ông Xuân nói.

Đá quả bóng trách nhiệm?

Cũng liên quan tới việc trách nhiệm sau vụ ẩu đả, ông Nguyễn Văn Dương, Phó chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia cho biết, sau khi xảy ra sự việc, Bí thư huyện uỷ đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp để nắm bắt tình hình, giao trách nhiệm cho từng cá nhân, tập thể đảm bảo an ninh trật tự không để người dân bị kích động.

{keywords}

Vụ xung đột đã làm 3 người chết, 9 người bị thương. Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu làm rõ trách nhiệm.

Khi được hỏi về nhân thân của hai đối tượng bị đánh chết ở Tĩnh Gia trong vụ ‘hỗn chiến”. Ông Dương cho biết, ông cũng nghe người dân địa phương nói lại đây cũng là hai đối tượng “cộm cán”.

Lý giải về điều này, ông Dương cho rằng, ông Dũng (Tô Văn Dũng, người bị tử vong) ở tuổi 54 mà đi đánh nhau, hay bị đánh thì cũng không phải là bình thường.

Về phía UBND huyện đến thời điểm này vẫn chưa nhận được đơn kiến nghị gì của người dân hay của xã gửi lên về vấn đề tranh chấp vùng đánh bắt ngao.

Tuy nhiên, ông Dương cũng cho biết thêm, người dân đánh bắt và nuôi ngao trên toàn bộ mặt nước sông của dòng sông Yên, không phải bãi chiều nên không thuộc quản lý của xã, huyện mà phải do đường thuỷ quản lý.

"Do dòng sông Yên chảy qua hai huyện nên rất khó quản lý về mặt ranh giới. Các bãi nuôi ngao và vùng đánh bắt ngao đều là do người dân tự phát. Nên việc này chính quyền địa phương cũng không thể can thiệp được ngoài cơ quan quản lý đường thuỷ", ông Dương cho hay.

Lê Anh