- Chia sẻ với VietNamNet sau vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng, ông Trần Quốc Tuấn rất hoang mang.

Gặp ông Trần Quốc Tuấn – lái tàu S2 (Xí nghiệp đầu máy Hà Nội), ông buồn rầu: Sau khi vụ việc xảy ra bản thân tôi bị ám ảnh tinh thần rất lớn.

Cuộc trò chuyện bị ngắt quãng bởi những ám ảnh vụ tai nạn vẫn hiện hữu - tinh thần hoang mang ông Tuấn tỏ rõ không muốn nhớ lại điều không muốn đã xảy ra...

{keywords}
Vụ tai nạn thiệt hại lớn về người khiến lái tàu hoang mang

Theo giới hạn cho phép thì cách 800m là người lái tàu có thể xử lý an toàn, quan sát được mọi hướng.

Còn ở tình huống này, ông Tuấn đã cố gắng hết sức người nhưng với khoảng cách quá ngắn, đoàn tàu lại đang có rất nhiều hành khách nên ông không thể làm gì hơn.

"Bất cứ vụ tai nạn nào cũng vậy, đầu tiên là chúng tôi quan tâm việc cứu người. Phía trước đã vậy còn phía sau mỗi lái tàu là hàng nghìn người. Một mạng người lớn lắm, chúng tôi luôn đau đáu và chỉ mong người dân hãy ý thức khi tham gia giao thông", ông Tuấn chia sẻ.

Lái xe bỏ qua đèn tín hiệu, tông thẳng vào tàu?

Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt VN cho biết: Qua kiểm tra hiện trường, khoảng 5h30, tàu SE2 đi hướng Hà Nam - Hà Nội đến điểm giao cắt tại đường ngang thôn Văn Giáp thì cũng là lúc ô tô CRV BKS 30A - 60225 lao vào tàu hỏa.

Cú va chạm quá mạnh khiến xe ô tô văng ra khỏi đường ray, 4 người trên xe chết tại chỗ, hai người chết sau khi đi cấp cứu...

“Khi tàu SE2 chuẩn bị đến đường ngang giao cắt cách 1km thì đèn tín hiệu và chuông báo tại hệ thống đường ngang đã tự động phát tín hiệu. Vụ tai nạn thương tâm xảy ra do lái xe ô tô đã không tuân thủ tín hiệu đường ngang”, đại diện Tổng công ty Đường sắt VN nhận định.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia tiếp lời, qua tìm hiểu có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn nghiêm trọng là do lái xe không chấp hành đèn tín hiệu đã điều khiển xe đâm thẳng vào tàu hỏa.

Trả lời câu hỏi, tại đường ngang thôn Văn Giáp đã có rào chắn tự động bằng đèn tín hiệu, nhưng vì sao ở đây vẫn có gác chắn tạm. Khi xảy ra tai nạn, gác chắn tạm này lại không hoạt động?, ông Đoàn Duy Hoạch, Phó TGĐ Tổng công ty Đường sắt VN cho biết: Gác chắn tạm này là do một công ty ô tô tự lập ra từ 4 năm nay. Tuy nhiên, gác chắn này chỉ hoạt động trong giờ cao điểm.

Thời điểm xảy ra vụ tai nạn không phải giờ cao điểm nên gác chắn chưa hoạt động.

“Gác chắn tạm này được công ty ô tô gần rào chắn lập ra. Trước đây do một chiếc xe ô tô của công ty này đâm vào tàu hỏa nên họ đã làm cảnh giới gác chắn tạm cho xe đi qua đường an toàn” - lời ông Hoạch.

Mới có 1/6 dàn chắn cảnh báo được lắp đặt 

Hiện cả nước có 4.302 lối đi dân sinh. Tại các đường ngang này, ngoài bố trí người gác chắn, ngành đường sắt đã lắp rào chắn tự động bằng cột đèn tín hiệu.

Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, ngành đường sắt sẽ lắp khoảng 600 cần chắn và dàn chắn tự động để cảnh báo giao thông, nhưng đến nay mới lắp được gần 100 điểm. Số còn lại sau khi Bộ thẩm định xong sẽ được lắp trong năm 2017.

Ông Hoạch cũng nói rõ, không phải đường ngang dân sinh nào cũng có thể bố trí người gác. Bởi, mỗi đường ngang có gác chắn bình thường phải bố trí 3-5 người/ngày đêm. 

"Chi phí 600 triệu đồng/năm nên nếu nơi nào cũng bố trí người gác chắn thì chi phí sẽ vô cùng lớn" - ông Đoàn Duy Hoạch phân trần về  việc chậm lắp đặt dàn chắn cảnh báo ở các đường ngang dân sinh.

Vụ tai nạn khiến 6 người tử vong, trong đó có 2 chị em ruột là Nguyễn Thị Kim Dung (SN 1987) và Nguyễn Thị Mai (SN 1997), ở Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.

{keywords}

Chiều qua, thi thể của Dung và Mai đã được đưa về nhà để lo hậu sự.


Gia Văn - Nhị Tiến