Trong một cuộc phỏng vấn, nhà sáng lập ra trang web WikiLeaks Julian Assange đã phủ nhận việc chỉ tập trung vào Mỹ và nói rằng, WikiLeaks có thể buộc phải "mở toang" những quốc gia khá kín đáo như Trung Quốc và Nga.
Theo Julian Assange, phát hiện ra những việc tồi tệ có thể dẫn tới thay đổi tích cực trong các quốc gia. Ảnh: Getty Images Assange cho hay, ông muốn bóc trần các bí mật của Trung Quốc và Nga nhiều như đã từng làm với Mỹ.
Vụ Wikileaks: Putin phản pháo Mỹ
Sarah Palin đòi xử chủ WikiLeaks như Bin Laden
Mỹ giảm quyền tiếp cận tài liệu mật vì Wikileaks
Wikileaks sở hữu hơn 3.100 tài liệu về Việt Nam?
Wikileaks: Hillary Clinton tò mò về nữ Tổng thống Argentina
Trong khi Assange bị các cựu thành viên của dự án WikiLeaks cáo buộc rằng ông "chỉ ám ảnh tập trung vào Mỹ", thì nhà sáng lập ra trang web vừa công bố các thông tin mật làm chấn động giới ngoại giao toàn cầu lại khẳng định, những quốc gia kém minh bạch hơn như Trung Quốc và Nga lại trở thành nơi có tiềm năng nhất để cải tổ bằng "phát giác".
"Chúng tôi tin những xã hội khép kín nhất lại có tiềm năng cải tổ lớn nhất", ông khẳng định.
Theo Assange, trong khi giữ bí mật là quan trọng, thì bí mật lại "không nên được sử dụng để che đậy những việc tồi tệ".
Ông nói, phát hiện ra những việc tồi tệ có thể dẫn tới thay đổi tích cực trong các quốc gia, tổ chức. "Họ có một trong hai con đường... để cải tổ theo cách họ có thể tự hào về những nỗ lực của mình, và tự hào thể hiện chúng với người dân" hoặc "ngăn chặn trong nước, và dĩ nhiên là kèm theo sự kém hiệu quả. Với tôi, đó là kết quả rất tốt, vì các tổ chức có thể trở nên hiệu quả, cởi mở, thành thực hoặc có thể khép kín, bí ẩn và thiếu hiệu quả".
Assange cũng giải thích vì sao WikiLeaks chọn đối tác là báo chí truyền thống để cung cấp các tài liệu mật chứ không phải là cộng đồng blogger nghiệp dư.
Ông nói: "Trong năm 2006, chúng tôi nghĩ công việc phân tích sẽ được các blogger và những người viết cho WikiLeaks đảm nhận. Nhưng khi mọi người viết bình luận chính trị trên blog hoặc những phương tiện truyền thông xã hội khác, theo kinh nghiệm của tôi (trừ một số ngoại lệ), mục tiêu của họ là định vị bản thân trong cộng đồng về bất kể vấn đề gì diễn ra trong ngày. Giờ đây, công việc phân tích được tiến hành bởi các phóng viên chuyên nghiệp mà chúng tôi làm việc cùng và bởi những nhà hoạt động nhân quyền chuyên nghiệp".
WikiLeaks, trang web thường đăng tải những thông tin rò rỉ và ẩn danh, gần đây đã tiết lộ hàng loạt bản tin mật do các sứ quán Mỹ gửi đi, tạo cái nhìn xuyên thấu vào những lo ngại toàn cầu của Mỹ.
Chính phủ Mỹ đã lên án việc tiết lộ hàng trăm nghìn tài liệu của Wikil\Leaks vì nó đặt tính mạng của các nhà ngoại giao và nhiều người khác vào nguy hiểm.
Người sáng lập WikiLeaks Julian Assange lại cho rằng nhà chức trách Mỹ sợ phải chịu trách nhiệm.
Cho tới giờ, WikiLeaks chỉ đăng tải khoảng 200 trong số 251.287 tài liệu mà họ có. Tuy nhiên, toàn bộ tài liệu đã được chuyển cho 5 cơ quan thông tấn và phát hành, gồm cả New York Times và Guardian, Anh.
-
-
Thái An (Theo Guardian, Reuters)