- Những chuyện tưởng đã cũ rích lại đang diễn ra ở năm 2018. Trâu bò ra đồng ăn cỏ phải nộp phí, trẻ con ra đời không được khai sinh vì bố mẹ chúng còn nợ tiền làm đường.

Theo đó, cứ mỗi con trâu, bò ra đồng ăn cỏ, nông dân xã Thiệu Dương (TP Thanh Hóa) phải nộp phí đồng cỏ 100.000 đồng/năm. Ngoài ra, còn phải đóng tiền thế chấp để được chăn thả gia súc, gia cầm. Hộ có 1-3 con trâu, bò thu 300.000 đồng; từ 3-5 con, thu 500.000; từ 5-10 con thu 1 triệu và hộ từ 10 con trở lên thu 2 triệu đồng. Những hộ có máy gặt, máy làm đất phải đóng 5 triệu đồng cho hợp tác xã và mỗi máy còn đóng thêm phí djch vụ 10%/đầu sào. 

{keywords}
Trâu bò ra đồng ăn cỏ phải nộp phí ở Thanh Hóa. Ảnh: Lê Dương


Để biện hộ cho cái quyền được thu tiền của mình, lãnh đạo HTX Minh Anh đã trưng ra tờ biên bản và cho rằng: “Phí được thu trên tinh thần các hộ dân tự nguyện đóng góp và có văn bản họp dân, dựa trên quy ước đồng điền của làng từ xưa đến nay”.

Hai tiếng “tự nguyện” mà ông Giám đốc HTX nại ra đây, nghe sao mà chua chát.

Ông Chủ tịch UBND xã Thiệu Dương thì cho rằng, việc HTX thu như vậy là đúng, bởi có văn bản thỏa thuận của các hộ dân và dựa trên quy ước đồng điền do HTX lập nên. Thế nhưng cứ xem tờ biên bản hội nghị không ngày tháng, không có số người tham gia, cũng như số người đồng ý quan điểm của HTX, thì đủ biết mức độ “ tự nguyện” của dân ở đây như thế nào!  Còn người dân, thì chẳng ngại ngùng gì khi nói với báo chí là “chúng tôi đã đấu tranh rất nhiều nhưng họ vẫn ép phải đóng. Nếu không, HTX sẽ cấm chúng tôi thả trâu, bò ra ngoài đồng, bãi cỏ”.

Đó là chuyện ở một thành phố thuộc tỉnh!

Còn câu chuyện sau đây thì lại xảy ra ở một thành phố trực thuộc trung ương!  

Trẻ em ở thôn Hà Đỗ, xã Hồng Phong, huyện An Dương, TP Hải Phòng ra đời bị chính quyền khước từ làm giấy khai sinh - quyền tối thiểu của một con người. Nguyên nhân: Bố mẹ nó nghèo, còn nợ tiền đóng góp để làm đường giao thông 600.000đ/khẩu.

Một vài triệu đồng, có thể với ai đó chỉ là một bữa nhậu nhẹt với bạn bè, một bữa tiệc sinh nhật cho con. Nhưng với nông dân nghèo, quanh năm chỉ quẩn quanh với ruộng đồng, tháng ba ngày tám trông vào hạt lúa củ khoai thì là cả một câu chuyện dài. Thêm mẹ già con dại, nỗi khó khăn lại được nhân lên gấp bội.

Ông Chủ tịch xã UBND xã này cũng giải thích “đó chỉ là biện pháp để thu phí làm đường”!

{keywords}
Cán bộ xã ở Hải Phòng yêu cầu dân trình giấy đóng tiền làm đường mới làm khai sinh, xác nhận lý lịch cho công dân

Không chỉ vậy, người dân xã này còn bị chính quyền ách lại cả sơ yếu lý lịch và nhiều loại giấy tờ khác nếu còn nợ các khoản đóng góp cho địa phương.

Chúng ta đang nỗ lực xây dựng xã hội pháp quyền. Quản lý xã hội phải được thực hiện theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Chính quyền của dân, do dân thì phải vì dân mà phục vụ, cái gì có lợi cho dân thì cố gắng làm, có hại cho dân thì hết sức tránh, sao cứ tự cho mình cái quyền được cai quản để đặt ra những qui định làm khó dân! Sao cứ phải có báo chí phản ánh thì mới cử người đi kiểm tra, khắc phục theo kiểu nóng đâu phủi đó, thiếu chuyên nghiệp như vậy?

Đã từng có chỉ đạo chấn chỉnh của Chính phủ sau những tiếng kêu bức bối từ nhiều làng quê "một hạt thóc gánh mấy chục khoản đóng góp”; từng có những cuộc thu sản, những buổi siết nợ nông dân rất phản cảm ở xã này, huyện kia được công luận lên tiếng; từng có những bản sơ yếu lý lịch cá nhân mà người sở hữu nó phải xấu hổ, thậm chí không thể đi học hay xin được việc làm chỉ vì những lời phê ác ý của lãnh đạo địa phương do gia đình còn nợ tiền làm giao thông nông thôn, làm nghĩa trang... Thiết nghĩ, bấy nhiêu đó cũng đủ để những người lãnh đạo biết nghĩ tới dân suy nghĩ và chọn cho mình cách hành xử sao cho hợp tình, hợp lý, hợp lòng dân.   

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhắc đi nhắc lại rằng: “Xây dựng nông thôn mới là chủ trương rất nhân văn của nhà nước. Làm nông thôn mới đừng tạo thêm gánh nặng cho dân. Mục tiêu chính là để người dân được sống tốt hơn, chất lượng sống cao hơn”.

Một chủ trương đúng đắn, nhân văn chỉ có thể phát huy giá trị của nó khi được thực hiện một cách hợp lý, hợp tình. Sự hợp lý, hợp tình đó phải được đo bằng sự hài lòng, ủng hộ của người dân.

Vì vậy, chính quyền của dân, do dân mà cứ tìm mọi cách “ăn thua” với dân là một chính quyền thất bại. Chí ít cũng là thất bại trong mắt dân! 

Chuyện lạ Hải Phòng: Bố mẹ nợ tiền làm đường, con không được khai sinh

Chuyện lạ Hải Phòng: Bố mẹ nợ tiền làm đường, con không được khai sinh

Người dân xã Hồng Phong (An Dương, Hải Phòng) đến UBND xã xin giấy khai sinh cho con thì bị khước từ do bố mẹ cháu chưa đóng tiền làm đường.  

Chỉ có ở Thanh Hóa: Chăn trâu bò phải đóng phí cỏ

Chỉ có ở Thanh Hóa: Chăn trâu bò phải đóng phí cỏ

Mỗi con trâu, bò ra đồng ăn cỏ phải đóng 100.000 đồng phí cỏ/năm, 300.000 đồng tiền thế chấp.  

Chăn trâu bò phải đóng phí cỏ ở Thanh Hóa: Diễn biến mới nhất

Chăn trâu bò phải đóng phí cỏ ở Thanh Hóa: Diễn biến mới nhất

Chủ tịch UBND xã Thiệu Dương đã chỉ đạo HTX trả lại tiền cho nhân dân và dừng ngay việc thu tiền thế chấp và phí thả trâu bò của bà con.    

Xã hội đang sao nhỉ, con người tại sao lại vậy?

Xã hội đang sao nhỉ, con người tại sao lại vậy?

Con người ta không phải là “thánh”, không thể không nhiễm bụi trần, nhưng bụi trần nhiễm đến mức này thì quả là đáng lo ngại.

 

Ông bố kể phút khiến con mất việc vì bút phê của Phó chủ tịch xã

Ông bố kể phút khiến con mất việc vì bút phê của Phó chủ tịch xã

"Do nội dung Phó chủ tịch xã xác nhận xấu trong lý lịch nên tôi không dám gửi cho con gái. Vì không bổ sung hồ sơ nên con gái đành nghỉ việc".

Việc cỏn con phải đến tay Chính phủ là sao?

Việc cỏn con phải đến tay Chính phủ là sao?

Sau mấy ngày lùm xùm, chuyện với mấy cây cổ thụ lượn lờ trên QL1A qua hàng chục tỉnh thành cuối cùng cũng đến tay Chính phủ.

Vân Thiêng