Với lịch sử là một sự kiện xúc tiến thương mại uy tín và lâu đời nhất tại Việt Nam 30 năm qua, lần đầu tiên kỳ Vietnam Expo 2020 không thể tổ chức hội chợ thường niên. Trong khi đó, năm 2019, hội chợ có quy mô tới 600 gian hàng gồm cộng đồng doanh nghiệp (DN) đến từ 15 tỉnh/thành phố, cùng với các gian hàng đến 23 quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó nổi bật 5 khu gian hàng quốc tế đã đón tiếp hơn 21.000 lượt thương nhân tới tham quan và làm việc.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hàng loạt sự kiện hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại của nhiều DN, ngành hàng tại Việt Nam tới nay chưa thể khởi động. Chỉ tính riêng tại TP.HCM, rất nhiều triển lãm quy mô quốc tế như triển lãm dệt may, triển lãm chăn nuôi,... liên tục phải thông báo dời thời gian tổ chức đến cuối năm để chờ dịch bệnh được kiểm soát và đường bay quốc tế mở lại bình thường.

{keywords}
Xúc tiến thương mại trực tuyến

Theo bà Nguyễn Thu Hồng,Phó Tổng giám đốc Vinexad, dưới tác động của dịch bệnh, cầu nối giao dịch thương mại buộc phải thích nghi với hình thức trực tuyến. Mô hình giao thương kết hợp online và trực tiếp như một “phong vũ biểu” cho ngành triển lãm trong bối cảnh hiện tại. 

Từ cuối 2020, đơn vị này đã xây dựng mô hình triển lãm kết hợp hợp gian hàng trực tuyến với trực tiếp tại triển lãm. Các cuộc gặp hai chiều sẽ được lên lịch trước và giao dịch thông qua ứng dụng trung gian trong suốt kỳ triển lãm.

“Chúng tôi đã áp dụng mô hình giao thương trực tuyến ngay khi dịch bệnh bùng phát vào đầu năm ngoái, kết quả giao dịch từng bước đạt được kết quả tốt hơn và rõ nét nhất là khi áp dụng mô hình gian hàng từ xa”, bà cho hay.

Bà Bùi Thị Thanh An - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết, thời gian qua do ảnh hưởng dịch Covid-19, hoạt động xúc tiến thương mại bị ách tắc, do đó Cục đã triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xúc tiến thương mại. Hàng loạt cuộc giao thương trực tuyến và đã ghi nhận những kết quả bước đầu rất tích cực.

Riêng tại thị trường Trung Quốc, Cục có kế hoạch thực hiện khoảng 8 đến 10 sự kiện kết nối giao thương, sử dụng phương thức “triển lãm đám mây” và “không tiếp xúc trực tiếp” trong năm 2020.

Do không thể tổ chức các hội chợ, triển lãm trực tiếp để xúc tiến thương mại như thường lệ nên nhiều sáng kiến thúc đẩy “online hóa” các hoạt động này đã được đưa ra và nhận được sự ủng hộ tích cực. Vietnam Expo năm nay áp dụng mô hình triển lãm kết hợp giữa gian hàng truyền thống và “gian hàng từ xa” nhằm linh hoạt cách thức tiếp cận, khi những trở ngại bởi DN quốc tế không thể sang Việt Nam, trong khi nhu cầu giao thương vẫn không ngừng tăng lên.

{keywords}
Nhiều hội chợ triển lãm đóng cửa vì dịch bệnh

Bà Tina Phan (Giám đốc thị trường Đông Dương - Hội đồng phát triển thương mại Hồng Kong (HKTDC), chia sẻ, "vì không thể đưa doanh nghiệp Việt Nam qua Hồng Kông tìm kiếm nguồn hàng hoặc bán hàng, vì thế trong sự kiện này chúng tôi đưa Hồng Kong về lại Việt Nam. Ngoài việc giúp DN Hồng Kong giới thiệu sản phẩm tới thương nhân Việt Nam thông qua triển lãm, chúng tôi còn muốn nối kết các DN Việt Nam với Hồng Kong qua nền tảng trực tuyến".

Theo ông Park Ki Young, Thứ trưởng Bộ thương mại, Công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc (MOTIE), Việt Nam là đối tác quan trọng của Hàn Quốc và mong muốn Việt Nam sẽ trở thành mắt xích chủ yếu trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Hàn Quốc đặt biệt trong lĩnh vực sản xuất ô tô, điện tử, da giày, dệt may,...

Thông qua gian hàng trực tiếp kết hợp Online B2B được lên lịch hẹn trước mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Cụm gian hàng đến từ thành phố Suwon (tỉnh Gyeonggi-do) được thiết kế theo mô hình “gian hàng từ xa”, các giao dịch song phương thông qua ứng dụng trung gian (Zoom) sẽ được ban tổ chức lên lịch sẵn và các nhà mua trải nghiệm sản phẩm trực tiếp tại gian hàng như thường lệ.

Năm 2021, các giải pháp/ứng dụng chuyển đổi số; các doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh/dịch vụ đang áp dụng mô hình này trong hoạt động của mình sẽ khuyến khích tham gia tại khu vực ưu tiên. Các hình thức quảng bá bên lề như câu chuyện chuyển đổi số của doanh nghiệp làm cảm hứng, hội thảo chia sẻ trải nghiệm, kỹ năng vận hành sẽ là những hoạt động ban tổ chức hướng tới đúng với chủ đề năm nay.

Theo quan sát, các doanh nghiệp khi áp dụng chuyển đổi số, sẽ có chung xuất phát điểm là “chuyển đổi tư duy và nhận thức”, từ khái niệm cho đến trải nghiệm các công năng trong mô hình Số sẽ dần dà được hình thành khi có nhiều có hội tiếp cận. 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia và trong các Nghị quyết 01, 02 năm 2021 của Chính phủ, cùng với “đổi mới sáng tạo”, “chuyển đổi số” vẫn là một trong những “từ khóa” quan trọng nhất.

Các doanh nghiệp đặt mục tiêu từ các hoạt động xúc tiến thương mại này. “Chúng tôi kỳ vọng sẽ có bước tiến xa, hơn đó là cơ hội xuất khẩu sang thị trường châu Âu”, ông Trần Đăng Hải, đại diện Công ty Khóa Huy Hoàng, cho hay.

Thư Kỳ