Ảnh minh họa |
1. Trung Quốc và Mỹ tồn tại hai hệ sinh thái công nghệ độc lập
Khi Trung Quốc tiếp tục cấm sử dụng các ứng dụng VPN và công cụ khác để ngăn mọi người vượt “tường lửa”, công dân nước này phải chung sống trong khu vườn Internet khép kín. Baidu và WeChat được sử dụng thay cho Google và Facebook. Những ứng dụng như vậy trở nên ngày càng quan trọng với cuộc sống trực tuyến, khiến mọi người có ít lý do để “vượt rào”.
2. Công ty Trung Quốc đang bị bắt chước
Trên thế giới, các hãng công nghệ tăng cường vay mượn những công thức thành công từ Trung Quốc. Facebook Messenger có một số tính năng như trò chơi, thanh toán di động. Facebook còn ra mắt Lasso, ứng dụng video dạng ngắn có nhiều điểm tương đồng với TikTok của Bytedance.
3. Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua 5G
Trung Quốc đặt mục tiêu ra mắt 5G thương mại tại các thành phố lớn và trung bình, đạt 40 triệu kết nối 5G vào năm 2020. Đến năm 2025, con số này dự kiến đạt 460 triệu kết nối, chiếm 28% cả nước.
4. Trung Quốc sử dụng trí tuệ nhân tạo quy mô lớn
Từ lắp đặt camera nhận diện gương mặt trên đường phố đến sử dụng robot để bảo vệ khách sạn, Trung Quốc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong nhiều lĩnh vực. Họ cũng bán công nghệ ra nước ngoài. Các startup như SenseTime, Megvii trở thành nhà xuất khẩu giải pháp trí tuệ nhân tạo cho bảo mật và giám sát lớn tại Đông Nam Á, Mỹ Latinh và châu Phi.
5. Tín dụng xã hội trở thành hiện thực
Hệ thống tín dụng xã hội dự kiến vận hành vào năm 2020 và đã có một số hạng mục được triển khai. Hàng triệu doanh nghiệp và cá nhân bị xếp vào nhóm không đáng tin và bị cấm mua vé máy bay, đi tàu cao tốc. Ở cấp thấp hơn và thủ công hơn, các thành phố nhỏ chấm điểm công dân để khuyến khích hành vi tích cực như tham gia hoạt động cộng đồng.
6. Thành phố cấp thấp thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử
Công dân mạng Trung Quốc lớn hơn 3 lần Mỹ. Trong số đó, 128 triệu người dùng web chưa bao giờ mua hàng qua mạng. Họ chủ yếu sống tại các thành phố cấp thấp, nơi dân số thưa thớt và thu nhập thấp. Hiện tại, họ là mục tiêu quan trọng của bộ ba gã khổng lồ thương mại điện tử: Pinduoduo, JD.com và Alibaba.
7. Người dùng Trung Quốc yêu thích kinh tế chia sẻ
Khoảng 60% người Trung Quốc đang dùng dịch vụ hay sản phẩm chia sẻ, so với 47% của Mỹ. Nhờ lứa startup mới, họ chia sẻ xa, nhà nghỉ, quần áo và thậm chí là bếp. Một lĩnh vực đi ngược lại xu thế là chia sẻ xe đạp.
8. Điện thoại Trung Quốc phát triển mạnh bất chấp thị trường tăng chậm
Mọi người đang mua điện thoại ít hơn trước đây. Dù vậy, các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi, Huawei lại thắng lớn cả trên sân nhà và nước ngoài. Song, căng thẳng gần đây với Mỹ đe dọa làm chậm lại tham vọng của họ.
9. Trung Quốc và mối quan hệ khó tả với tiền ảo, blockchain
Trao đổi tiền ảo vẫn bị cấm tại Trung Quốc nhưng blockchain lại là câu chuyện khác. Tính đến năm 2018, 25% dự án blockchain đặt tại đây. Tháng 3/2019, nhà chức trách phê duyệt khoảng 160 quốc gia trong danh sách các nhà cung cấp blockchain đăng ký đầu tiên. Baidu, Alibaba và Tencent đều đang phát triển sản phẩm blockchain.
10. Các gã khổng lồ game Trung Quốc vươn ra toàn cầu
Tencent và NetEase đứng sau một số game "hot” nhất và được quan tâm nhất trên toàn cầu. Hầu như chưa có game thủ nào chưa từng chơi hay nghe danh PUBG Mobile, tựa game của Tencent. Game thủ đang chờ đợi các tựa game chuẩn bị ra mắt như Diablo: Immortal của NetEease và Blizzard, Call of Duty: Mobile của Tencent.