Trong thế giới công nghệ hiện nay, Starup luôn là cái tên đi đầu được nhiều người chú ý. Nó không chỉ là các công ty tiên phong trong lĩnh vực mà còn là các điểm thu hút đầu tư lớn của giới kinh doanh. Bên cạnh nhiều startup thành công như Flipkart, Snapchat, Xiaomi, Uber,…thì hầu hết các startup đều không đứng vững trên thị trường sau 1-3 năm debut.

Thậm chí, cả các startup lớn cũng luôn đối diện với nguy cơ sụp đổ. Năm 2017 đã chứng kiến sự ra đi của rất nhiều startup như vậy.

1. BEEPI

Vốn đầu tư: 150 triệu đô

Định giá: 560 triệu đô

Năm thành lập: 2013

10 starup triệu đô “chết sặc sụa” trong năm 2017

Mở đầu năm 2017 là sự sụp đổ của Beepi – một trang web kết nối người mua và người bán xe với nhau. Mặc dù từng được DGDG và Fair.com cân nhắc mua nhưng cuối cùng là không có thỏa thuận nào đạt được. Beepi ngày càng cạn kiệt nguồn vốn và chính thức phá sản vào tháng 1/2017.

2. QUIXEY

Vốn đầu tư: 133 triệu đô

Định giá: 600 triệu đô

Năm thành lập: 2009

Quixey là ứng dụng tìm kiếm di động trên điện thoại

Quixey là ứng dụng tìm kiếm di động trên điện thoại. Từng được định giá lên tới 600 triệu đô nhưng công ty đã buộc phải xa thải dần nhân viên. Ngay cả khi Tomer Kagan trở thành CEO từ 3/2016 thì tình hình cũng không có biến chuyển. Công ty tuyên bố phả vào 2/2017.

3. YIK YAK

Vốn đầu tư: 73 triệu đô

Định giá: 400 triệu đô

Năm thành lập: 2013

YIK YAK là ứng dụng mạng xã hội ẩn danh

YIK YAK là ứng dụng mạng xã hội ẩn danh đã từng là tâm điểm của nhiều scandals trường đại học. Ngày 28/4, ứng dụng tuyên bố đóng cửa do không giữ chân được người dùng. Vài ngày trước đó, nhóm công nghệ của YIK YAK đã được bán cho Square với giá 3 triệu đo.

4. MAPLE

Vốn đầu tư: 29 triệu đô

Định giá: 115 triệu đô

Năm thành lập: 2014

MAPLE là ứng dụng đặt đồ ăn nổi tiếng tại New York

MAPLE là ứng dụng đặt đồ ăn nổi tiếng tại New York. Ứng dụng được chống lưng bởi David Chang – nhà sáng lập và đầu bếp của chuỗi nhà hàng cao cấp Momofuku. MAPLE một thường được ưa chuộng bởi đồ ăn ngon, bánh quy tặng kem cho người mua. Không chỉ vậy, MAPPLE cũng là dịch vụ duy nhất tiền bo trong bảng giá với giá cả vận chuyển.

Mọi chuyện bỗng chốc xảy ra khi MAPLE bị phát hiện đã thay thế bánh quy và chỉ một tờ giaais in hình bang quy. Thời điểm MAPLE đóng cửa vào 4/2017, Deliveroo đã mua lại một phần nhân sự của MAPPL.

5. SPRIG

Vốn đầu tư: 57 triệu đô

Định giá: 110 triệu đô

Năm thành lập: 2013

SPRIG cung cấp bữa ăn cao cấp theo yêu cầu

SPRIG chuyên cung cấp các bữa ăn cao cấp theo yêu cầu tại San Francisco. Điều đặc biệt của thương hiệu ở chỗ, người dùng chỉ phải đợi 15 phút là đã có thể nhận được đơn hàng. Tuy nhiên, đơn đặt hàng cuối cùng của SPRIG đã dừng lại từ 26/5.

Nguyên nhân của sự dừng lại là vì mô hình kinh doanh không bền vững so với cá đối thủ cạnh tranh (tiêu biểu nhất là Seamless). Bên cạnh đó, việc cung cấp đa dạng các món ăn khác nhau cho các đối tượng khác nhau cũng là một thách thức vô cùng lớn.

6. HELLO

Vốn đầu tư: 40 triệu đô

Định giá: 300 triệu đô

Năm thành lập: 2012

Hello là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm cảm biến theo dõi giấc ngủ

Hello là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm cảm biến theo dõi giấc ngủ - Sense. Sản phẩm này thay vì được đeo vào tay như nhiều thiết bị khác thì chỉ cần đặt trong phòng ngủ người dùng.

Hello ngừng hoạt động vào 6/2017 do không có nguồn cung sản phẩm dù đã từng được giới thiệu trên Kickstarter hay Target và Best Buy.

7. JAWBONE

Vốn đầu tư: 1 tỷ đô

Định giá: 3 tỷ đô

Năm thành lập: 1997

Thiết bị và phần mềm chăm sóc sức khỏe

JAWBONE từng là công ty tiên phong trong việc sản xuất các thiết bị theo dõi tâp luyện và loa di động. Tuy nhiên, các vấn đề thanh toán cho nhà cung ứng đã khiến công ty gặp rắc rối. Tháng 7/2017, JAWBONE đóng cửa và tiến hành thoái vốn. CEO và nhà sáng lập của JAWBONE là Hosain Rahman đã thành lập công ty mới là Jawbone Hub – chuyên cung cấp các thiết bị và phần mềm chăm sóc sức khỏe.

8. JUICERO

Vốn đầu tư: 118.5 triệu đô

Định giá: 270 triệu đô

Năm thành lập: 2013 -2017

Chuyên sản xuất nước hoa quả

UICERO – một nhà máy chuyên sản xuất nước hoa quả lần đầu gọi vốn năm 2013. Phải mãi tới năm 2016, JUICERO mới cho ra đời sản phẩm đầu tiên.

Nhưng 1 năm sau đó, các nhà đầu tư đã phát hiện bí ẩn đằng sau công ty này là cỗ máy 400 triệu đô không có công dụng ngoài việc đóng gói túi. Trong khi, những chiếc túi này lại có thể hoàn toàn làm bằng tay. Ngay lập tức, công ty đã bị các nhà đầu tư rút vốn và nhanh chóng bị phá sản.

9. RAPTR

Vốn đầu tư: 44 triệu đô

Định giá: 170 triệu đô

Năm thành lập: 2008

Mạng xã hội cho game thủ

Tháng 9/2017, RAPTR chính thức đóng lại lịch sử với người chơi game sau gần 1 gần thập ký gắn bó. Đây vốn là một mạng xã hội nơi mà các game thủ có thể theo dõi tự động game mình chơi và tương tác với bạn bè trong game.

Dù vậy, vì các hãng game ngày này cũng đã tạo ra các mạng xã hội thu nhỏ cho những game thủ của mình nên RAPTR ngày càng rơi vào quên lãng.

10. DOPPLER LABS

Vốn đầu tư: 52 triệu đô la

Định giá: 235 triệu đô la

Năm thành lập: 2013

DOPPLER LABS chuyên sản xuất tai nghe không dây

Thành lập từ năm 2013, DOPPLER LABS chuyên sản xuát tai nghe không dây siêu thông minh giúp tối đa hóa trải nghiệm người dùng và loại bỏ các âm thanh ồn ào phát ra từ môi trường xung quanh. Sản phẩm của DOPPLER LABS đượ coi là đối thủ chính của AirPods của Apple và Pixel Buds của Google.

Tuy nhiên, doanh số không cao đã không tạo đủ nguồn vốn tái đầu tư cho DOPPLER LABS. Hậu quả là công ty này nhanh chóng bị phá sản.