- Huyện đảo Vân Đồn được coi là một trong những nơi được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu như bão đổ bộ vào Quảng Ninh. Hiện có 126 khách du lịch phải ở lại trú bão trên 2 xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, trong đó có 7 du khách nước ngoài.

Bão số 2: Gấp rút đối phó, di dời 120.000 dân

Thông tin từ Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão TW, có gần 120.000 dân trong diện di dời trước bão số 2. Trước 4h chiều ngày 18/7, các địa phương phải di dời xong dân ở những vùng xung yếu đến chỗ an toàn.

Thời điểm này, các phương án đối phó, phòng chống bão đang được các lực lượng chức năng huyện Vân Đồn gấp rút chỉ đạo thực hiện.

Hiện, 1.650 tàu thuyền trong đó có 55 tàu cá đánh bắt xa bờ đã được neo đậu vào khu tránh bão an toàn.

{keywords}

{keywords}

{keywords} 

Huyện Vân Đồn đã thành lập nhiều đoàn liên ngành để thực thi công việc, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đến từng hộ dân tàu thuyền, nuôi cá bè về việc đảm bảo an toàn, đối phó bão.

Lệnh cấm biển đã được ban bố và thực hiện từ chiều ngày 17/7. Tất cả các tàu khách, tàu du lịch từ cảng Cái Rồng đi các xã đảo Quan Lạn, Đoàn Kết, Minh Châu, huyện đảo Cô Tô… không được phép chở khách đã được neo tại âu tầu Cái Rồng.

Các tuyến đê biển sung yếu tại các xã Quan Lạn, Đoàn Kết, Bắc Yên… đã được gia cố bằng các rọ sắt chứa đá, bao tải cát, phủ bạt… đề phòng đê vỡ khi biển động do bão.

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện đảo Vân Đồn, trong các ngày 15-16-17/7, lãnh đạo huyện Vân Đồn đã chủ trì nhiều cuộc họp với lãnh đạo các xã trên huyện đảo để triển khai, chỉ đạo thực hiện các phương án phòng chống, đối phó cơn bão Thần Sấm.

{keywords}

{keywords}

{keywords} 

Tàu cá và tàu du lịch đã vào nơi neo đậu an toàn

Cũng theo ông Kiên, hiện có 126 khách du lịch phải ở lại trú bão trên 2 xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, trong đó có 7 du khách nước ngoài.

Sáng ngày 18/7, UBND huyện Vân Đồn, UBND thị trấn Cái Rồng và các xã đảo trên địa bàn huyện đã thành lập nhiều đoàn liên ngành để thực thi công việc, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đến từng hộ dân tàu thuyền, nuôi cá bè về việc đảm bảo an toàn, đối phó bão.

PCT UBND thị trấn Cái Rồng, ông Đinh Quốc Đoàn cho biết, thời hạn chót để các chủ nuôi cá bè phải lên đất liền là 16h chiều cùng ngày.

Các hộ dân phải ký bản cam kết với chính quyền về việc không được để người già, phụ nữ, trẻ em trên bè trong thời gian bão.

{keywords}

{keywords} 

100% tàu khách đã được neo đậu an toàn

Mỗi bè chỉ có một người ở lại trong coi bè với điều kiện gia cố, chằng buộc bè, có áo phao…

“Những hộ không tuân thủ, chúng tôi sẽ cưỡng chế thực hiện, thậm chí sẽ xử lý hành chính với mức phạt 20 triệu đồng/trường hợp” – ông Đoàn nói.

Các xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, Bắc Yên, Đoàn Kết, Bình Dân, Đại Xuyên… trong sáng nay cũng tổ chức gia cố các tuyến đê xung yếu, nâng cao cao trình thân đê lên 0,5m; vận hành các hồ chứa trên huyện đảo để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du.

Tại huyện đảo Cô Tô, sáng 18/7, chính quyền huyện đảo cũng đã tổ chức các đoàn chức năng đi chỉ đạo, hướng dân người dân tổ chức phòng đón bão.

{keywords}

{keywords} 

Gia cố kè biển trước khi bão tới ở Cô Tô

Các biển báo, biển hiệu của các nhà hàng, nhà nghỉ được tháo dỡ đưa vào bên trong. Việc gia cố, chằng buộc nhà cửa… để hạn chế tối đa các thiệt hại nếu như bão đổ bộ.

Trong những ngày qua, các tàu khách du lịch ra đảo Cô Tô cũng đã được cấm hoạt động.

Các khách du lịch tại huyện đảo Cô Tô trong thời gian này cũng đã được yêu cầu vào đất liền để đảm bảo an toàn tính mạng.

Thần Sấm (bão số 2) được dự báo là cơn bão mạnh và khó lường. VietNamNet trân trọng mời quý độc giả cùng tham gia đưa tin về cơn bão. Mọi thông tin, video, hình ảnh xin gửi về email: banxahoi@vietnamnet.vn.

Kiên Trung