Tàu ngầm hạt nhân Kursk chìm ở biển Barents trong một cuộc diễn tập vào ngày 12/8/2000. Toàn bộ 118 thủy thủ đã bỏ mạng sau khi các nỗ lực quốc tế cứu họ không thành công.


{keywords}

Tàu ngầm K-141 Kursk hạng Oscar II của Nga là niềm tự hào của hạm đội Nga, là biểu tượng của sức mạnh và nội lực hải quân Nga. Bắt đầu hoạt động vào năm 1994, tàu ngầm hạt nhân dài 154 m này hoạt động chưa được 6 năm thì bị đắm.

{keywords} 

Tàu ngầm tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân này có thể chở tới 130 người. Vào thời điểm thảm kịch xảy ra, có 118 thủy thủ và sĩ quan hoạt động trên tàu dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Gennady Lyachin. Phần đông các thủy thủ đều dưới 30 tuổi.

{keywords} 

Ngày 12/8/2000, tàu ngầm Kursk tiến hành cuộc diễn tập hải quân ở biển Barents, ngoài khơi bờ biển phía bắc của Nga. Tàu mang theo 24 tên lửa hành trình và 24 ngư lôi.

{keywords}1

Theo giả thuyết được đa số chấp nhận, việc rò rỉ hydro peroxit ở phòng chứa ngư lôi phía trước đã khiến đầu đạn của ngư lôi phát nổ, khiến các đầu đạn khác phát nổ theo trong hai phút sau đó. Vụ nổ thứ hai tương đương với khoảng 6 tấn thuốc nổ TNT và mạnh đến mức gây chấn động khắp bắc Âu.

{keywords} 

Do tàu ngầm chìm ở độ sâu hơn một trăm mét, ít nhất một số thủy thủ được cho là vẫn sống sót sau vụ nổ. Những người sống sót dồn về các khu vực còn lại nhưng khí oxy giảm mạnh. Theo các chuyên gia, những người còn sống đã có thể được cứu nếu các chiến dịch cứu hộ được triển khai sớm hơn.

{keywords} 

Các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ quốc tế kéo dài 10 ngày song không cứu được ai trên tàu. Toàn bộ các thủy thủ, sĩ quan trên tàu Kursk đã bị nhốt trong ngôi mộ nước và khi các thợ lặn tiến vào tàu ngầm một tuần sau thảm kịch, họ chỉ tìm thấy các thi thể vô hồn.

{keywords} 

Tai nạn tàu ngầm Kursk được coi là thảm kịch quốc gia lớn nhất trong thời kỳ ông Putin làm Tổng thống. Nó xảy ra vào giai đoạn đầu của nhiệm kỳ 1 của Tổng thống Putin. Vụ tàu ngầm đắm này cũng như các nỗ lực cứu hộ bất thành đã làm cho không chỉ gia đình các thủy thủ tức giận mà còn khiến cả trong và ngoài Nga giận dữ.

{keywords} 

Có hàng loạt giả thuyết về việc gì đã gây ra các vụ nổ trên tàu ngầm. Có những giả thuyết rằng tàu ngầm Kursk đâm phải một tàu ngầm Mỹ cũng có mặt ở vùng biển đó. Giả thuyết khác lại cho rằng tàu ngầm Nga chạm vào một quả mìn còn sót lại từ Thế chiến II.

{keywords} 

Hơn một năm sau thảm kịch, các mảnh vỡ của tàu ngầm đã được đưa lên từ dưới đáy biển. Các bộ phận nguy hiểm và lò phản ứng hạt nhân cũng được đưa lên khỏi mặt nước.

Do phần lớn các mảnh vỡ của tàu được tái chế, chỉ có phần cabin của tàu ngầm là còn nguyên. Hiện, nó được giữ lại như vật kỷ niệm, được dựng ở cảng Murmansk, bắc nước Nga.

  • Hoài Linh