Bạn đã đọc quá nhiều mẹo giúp hoạch định tài chính cá nhân nhưng vẫn vò đầu không biết bắt đầu từ đâu? Hãy chỉ cần nhớ nguyên tắc 2 không, 3 cần này.
Những lời khuyên về tài chính cá nhân có thể là những thứ tương đối vụn vặt. Đúng vậy, những thay đổi nhỏ hoàn toàn có thể cải thiện đời sống tài chính của bạn, nhưng có những mục tiêu lớn hơn mà bạn nên tập trung vào trước khi bắt đầu mày mò tối ưu hóa. Đây là 2 vấn đề tiền bạc mà bạn có thể không cần phải lo lắng và 3 điều bạn nên làm.
Những điều bạn không cần phải lo lắng
1. Những thú vui nho nhỏ
Khi lần đầu tiên bạn bắt đầu thực sự quan tâm đến tài chính cá nhân, bạn sẽ luôn rơi vào những chiếc bẫy của việc tự mãn về việc cắt giảm tất cả những thú vui nhỏ mà bạn không chi tiêu.
Khi mọi người nhắc về tài chính cá nhân, bạn sẽ luôn thấy họ đề cập đến việc hạn chế ăn ngoài, hay lãng phí tiền bạc vào những tách cà phê đắt đỏ ngoài hàng quán...
Nhưng khá thẳng thắn mà nói, có nhiều vấn đề tiền bạc tốt hơn để tập trung vào việc loại bỏ những thú vui cuộc sống giúp tâm trạng bạn tốt hơn.
Bằng mọi cách, hãy dành thời gian để kiểm tra thường xuyên động cơ thúc đẩy thói quen chi tiêu của bạn. Có thể bạn sẽ thấy rằng những cốc cà phê thường xuyên thực sự là cách bạn cố gắng thoát khỏi một công việc quá nhiều căng thẳng trong vài phút mỗi ngày và vấn đề là công việc chứ không phải cà phê.
Hoặc có thể chỉ là bạn thực sự thích quán cà phê gần đó và nó phù hợp với túi tiền của bạn.
2. Lập ngân sách chi tiết từng đồng một
Để rõ ràng, bạn nên theo dõi từng xu đi đâu để không chi tiêu quá mức, nhưng không bắt buộc phải có kế hoạch cụ thể cho từng xu hàng tháng.
Có nhiều cách để lập ngân sách, nhưng hãy tìm ra cách khiến bạn ít căng thẳng nhất là đảm bảo rằng tất cả các hóa đơn của bạn đã được thanh toán và các mục tiêu tiết kiệm của bạn được đáp ứng.
Ví dụ như bạn đặt mục tiêu tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho mỗi tháng - sau khi đã thanh toán các hóa đơn, số tiền còn lại - bạn được phép chi tiêu mà không cần phải đắn đo.
Chính vì vậy hãy luôn chi trả các hóa đơn và bỏ tiền tiết kiệm riêng trước khi thực hiện các chi tiêu khác trong tháng, cách này sẽ tốt hơn việc bạn luôn phải suy nghĩ có được tiêu khoản này không, có được mua món đồ này không mỗi khi cần chi tiêu.
Chiến lược này vừa giúp bạn có cách chi tiêu hợp lý, vừa không khiến bạn có cảm giác đang "thắt lưng buộc bụng" hay lỡ thất vọng về bản thân khi có vấn đề nào đó bất ngờ xảy đến.
Những điều bạn có thể nên lo lắng
1. Thu nhập của bạn
Hãy nhìn xem - bạn “kiếm được nhiều tiền” dễ dàng hơn nhiều khi bạn kiếm được gấp ba lần số tiền mà bạn thu được khi mới tốt nghiệp đại học như thế nào.
Công việc bán thời gian với mức lương chỉ trên mức tối thiểu đó là đủ cho nhà trọ sinh viên và các chi phí sinh hoạt khác của bạn, nhưng bạn không thể đạt được tiến bộ đáng kể nào cho các mục tiêu tài chính lớn hơn cho đến khi bạn chuyển sang làm việc toàn thời gian.
Có nhiều tiền hơn số tiền bạn cần để tồn tại - có nghĩa là bạn có thể lập kế hoạch cho tương lai, cho dù đó là cho những trường hợp khẩn cấp, những chuyến du lịch, nhà ở, nghỉ hưu hay điều gì đó quan trọng về mặt tài chính đối với bạn.
Đối với một số người, con đường tăng thu nhập của họ đang bắt đầu rất hối hả. Những người khác có thể cần phải tìm kiếm một nhà tuyển dụng mới vì công việc hiện tại của họ đang phát triển chưa tốt, hoặc họ có thể cần phải bắt đầu lập chiến lược để tiến lên bậc thang trong công việc hiện tại. Bạn có thể cần học một kỹ năng mới hoặc lấy chứng chỉ mới - hoặc thậm chí bạn có thể cân nhắc việc cố gắng tham gia vào một ngành mới. Và bất kể thu nhập của bạn là gì, hãy luôn cố gắng để có được mức lương tốt hơn.
2. Đóng góp vào quỹ hưu trí của bạn
Ngoài việc luôn đòi quyền lợi - được đóng bảo hiểm xã hội sau khi hết thời gian thử việc thì bạn cũng nên xem xét đến việc đầu tư vào các khoản khác để tích lũy tiền cho bản thân.
Ví dụ như bảo hiểm nhân thọ (hãy luôn nhớ đọc kỹ và hỏi rõ những điều khoản để nắm rõ trong trường hợp nào bạn được bảo hiểm nhân thọ chi trả, sau bao nhiêu năm thì bảo hiểm của bạn hết hạn, sau khi hết hạn hợp đồng thì bạn được nhận lại bao nhiêu tiền,...), đầu tư chứng khoán (hãy đảm bảo rằng bạn có kiến thức chuyên môn về nó trước khi đầu tư).
Như Audrey Gonzalez, sau khi ra trường, cô đã đi học một khóa về tài chính và bắt đầu đầu tư. Thời gian đầu khi mới tốt nghiệp, mức lương vẫn thấp, cô chỉ có thể đầu tư từng chút một. Và quan trọng hơn, cô tăng đóng góp của mình bất cứ khi nào thu nhập tăng lên. Hiện tại, cô có thể tiết kiệm 23% thu nhập của mình (bao gồm cả khoản đã đóng góp vào quỹ lương hưu của công ty) để nghỉ hưu.
3. Những khoản tiền "gió"
Nếu bạn đủ may mắn để có được một khoản tiền lớn như thưởng nhân viên xuất sắc của quý, cuối năm, ... hãy lập kế hoạch kiếm tiền ngay khi bạn biết mình đang nhận được nó.
Bằng cách đó, ngay khi tiền vào tài khoản của bạn, bạn đã biết phải làm gì với số tiền đó. Tiền "gió" rất tuyệt vời vì chúng có thể được sử dụng cho bất cứ việc gì mà bạn không cần phải thay đổi chiến lược tài chính hiện tại.
Việc sử dụng tiền "gió" hiệu quả như thế nào cũng tùy thuộc vào người sở hữu chúng. Ví dụ như có người mua một món đồ giá trị mà họ mong muốn bấy lâu nay, hay đầu tư thêm một mảng khác. Quan trọng nhất chính là bạn đã lên kế hoạch cho nó.
Như với bất kỳ lời khuyên nào, những gì mọi người thấy hữu ích trong hoàn cảnh hiện tại của mỗi người là khác nhau. Hãy tự mình trải nghiệm và tìm ra cách làm phù hợp nhất với bạn.
Theo Phụ nữ Việt Nam