Pin Bagdad (Bát-đa), các khối đá hình cầu ở Costa Rica, bản thảo Voynich là những cổ vật bí ẩn mà giới khoa học chưa thể giải mã.

Pin tiền sử

{keywords}

Có vẻ như vùng Lưỡng Hà là nơi đầu tiên biết cách làm ra điện, rất lâu trước khi điện được tìm thấy. Vào những năm 1930, một vật thể nhân tạo bí ẩn đã được phát hiện trong một cuộc khai quật khảo cổ học được thực hiện không xa so với thủ đô Bagdad.

Vật thể này được gọi là pin Bát-đa với hình dạng giống một chiếc vại, cao khoảng 13 cm và có một thanh sắt bị ăn mòn nhô ra từ miệng vại. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy một chiếc ống hình trụ bằng đồng bên trong vại và một thanh sắt được luồn vào ống hình trụ này.

Qua quá trình kiểm tra, các chuyên gia nhận định đây là một cục pin "cổ đại", có khả năng tạo ra dòng điện khoảng 1 Volt và có lẽ đã từng được sử dụng để mạ vàng. Tuy nhiên, nếu như vậy thì tại sao phương pháp này lại bị bỏ quên trong một thời gian dài và cũng không hề có bất cứ bằng chứng nào về sự tồn tại của nó ở các vùng lân cận.

Các khối đá hình cầu

{keywords}

Trong những năm 1930, khi nhân viên công ty United Fruit dọn dẹp làm sạch khu rừng nhiệt đới Costa Rica để trồng chuối, họ bắt đầu phát hiện ra những quả cầu đá lớn bị chôn vùi trong đất.

Trong nhiều thập kỷ tiếp theo đó, đã có tổng cộng 300 viên đá được khai quật, chủ yếu nằm ở xung quanh khu vực đồng bằng sông Diquis.

Những khối đá hình cầu này có kích thước đường kính từ vài cm đến hơn 2m và nặng tới 15 tấn. Những khối đá được cho là đã được tạo thành khoảng 600 năm sau công nguyên, với phần lớn có niên đại sau 1.000 năm sau công nguyên.

Những khối đá hình cầu đã được dùng trang trí trước sân của tòa nhà chính phủ, trong bảo tàng, công viên hay trước những ngôi nhà dân ở Costa Rica. Tuy nhiên đến nay chúng vẫn còn là một sự bí ẩn.

Bản thảo Voynich

{keywords}

Đây là cuốn bản thảo kỳ bí nhất lịch sử nhân loại. Nó không có tác giả, được viết bằng một thứ ngôn ngữ con người không thể hiểu (không trùng khớp với bất cứ hệ thống chữ viết nào), đồng thời, đầy rẫy những biểu tượng và hình vẽ minh họa kỳ quái.

Theo phương pháp xác định tuổi cổ vật, Bản thảo Voynich có niên đại khoảng 700 năm, tức là ra đời trong những năm đầu thế kỷ 15. Người đưa cuốn bản thảo này tới với thế giới hiện đại vào năm 1912 là Wilfrid Voynich.

Một số loài cây được vẽ trong sách nhìn thoáng qua trông như các cây thảo dược nhưng kỳ thực, chúng đều không có mặt trên quả địa cầu này.

Theo Infonet