Xe hơi bị nóng là điều không thể tránh khỏi khi đỗ xe mùa hè.

Mẹo 1: Dùng cửa làm mát xe

Bước 1: Điều chỉnh vị trí cửa sổ và cửa xe ô tô

{keywords}
 

Chủ xe tiến hành hạ cửa sổ bên của ghế trước. Tiếp đến, mở rộng cửa xe của người lái (cửa sổ đóng kín) và giữ cửa tại vị trí tay vịn. Sau khi hoàn tất bước chuẩn bị, người lái có thể tiến hành quá trình loại bỏ khí nóng tồn đọng trên xe và đưa khí mới vào, làm mát xe.

(Lưu ý: chủ xe chỉ được tiến hành phương pháp thông khí tại các bãi đậu hoặc tại khu vực đỗ xe an toàn, không có giao thông nhằm tránh gây tai nạn cho người đi đường và bản thân.)

Bước 2: Đẩy cửa, quạt mát cho xe

Tay lái giữ chặt tay vịn ô tô và liên tục đẩy, kéo cửa xe từ 6 – 8 lần nhằm quạt mát, hạ nhiệt và hút khí cho xe. (Lưu ý: Trong quá trình quạt, người lái không nên đóng cửa xe mà chỉ nên đẩy cửa sát vào xe rồi kéo ra lại.)

Mẹo 2: Dùng điều hòa và cửa sổ đúng cách

Bước 1: Bật điều hòa và chạy xe

{keywords}
 

Điều hòa sẽ họat động không hiệu quả khi xe không chạy, đứng yên một chỗ. Vì vậy, người lái nên lăn bánh vài vòng nhằm tăng hiệu năng của điều hòa, giúp loại bỏ khí nóng và hút khí mới vào xe hiệu quả hơn.

Bước 2: Hiệu chỉnh điều hòa

Khi mới kích hoạt hệ thống làm mát, chủ xe nên sử dụng chế độ lấy gió ngoài với tốc độ quạt ở mức cao nhất và hướng quạt chĩa xuống chân (khí nóng bay lên, khí mát tụ ở dưới). Thông qua giai đoạn này, tay lái có thể loại bỏ lượng khí nóng đang tồn đọng trên xe một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Trong lúc hệ thống quạt gió đang hoạt động, tài xế nến hạ một phần các cửa sổ trên xe nhằm đẩy nhanh quá trình thoát khí nóng ra khỏi xe.

Sau đó, người lái tiến hành bật điều hòa làm lạnh cho xe khi cảm nhận được nhiệt độ trong xe đã cân bằng với môi trường bên ngoài và đóng kín cửa sổ.

Mẹo 3: Giữ mát, cách nhiệt ô tô

Cách 1: Đỗ xe nơi bóng râm

{keywords}
 

Nếu có thể, người lái nên lựa chọn các vị trí thuận lợi, có bóng mát và tránh ánh sáng mặt trời để đỗ xe.

(Lưu ý: Theo kinh nghiệm chăm sóc ô tô, nếu đỗ xe dưới cây xanh, chủ xe nên quan sát xem có hoa quả hoặc sinh vật trên cây hay không nhằm tránh trường hợp xe bị bẩn, hư hại.)

Cách 2: Đậu xe ngược hướng mặt trời

Khi đỗ xe, tránh trường hợp đầu xe đối diện trực tiếp với mặt trời khiến cho nội thất xe tiếp xúc với lượng lớn ánh sáng từ phía kính chắn gió, trở nên nóng hơn. Người lái hãy đỗ xe sao cho đuôi xe hướng về phía nắng nóng để giảm lượng nhiệt ô tô phải hấp thụ.

Cách 3: Hạ cửa kính, thông gió xe

{keywords}
 

Tay lái sau khi đỗ xe nên hạ một phần cửa sổ, tạo điều kiên cho xe thoát khí nóng và không hấp thụ nhiều nhiệt khi phải dừng lâu. Theo đó, khoảng cách mở cửa sổ tối ưu có độ lớn từ 2 – 3 cm.

(Lưu ý: Phương pháp hở cửa sổ có các nhược điểm như có thể làm nội thất xe ướt nếu trời mưa, tạo cơ hội cho kẻ trộm mở khóa hoặc câu đồ trên xe nếu cửa sổ mở quá lớn.)

Cách 4: Dùng tấm bạc che cửa sổ, cửa kính

Trang bị các tấm bạc là phương pháp tiện lợi hạn chế xe nóng lên vào mùa hè. Các tấm bạc có thể chắn, phản lại ánh sáng nóng chiếu vào ô tô nên xe không phải hấp thụ nhiều nhiệt như thường lệ. Khách hàng nên lựa chọn các tấm che có giác hút nhỏ giúp cố định dễ dàng trên kính xe. Để đạt hiệu quả tối ưu, mỗi cửa số xe nên trang bị một tấm bạc.

Cách 5: Bọc, che chắn các thiết bị và vật dụng nội thất

{keywords}
 

Ghế ngồi màu sẫm, đặc biệt ghế da, là một trong các đối tượng hút nhiệt và làm xe nóng lên nhanh chóng. Vì vậy, chủ xe nên sử dụng các tấm bọc ghế màu sáng để giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, người lái nên phủ, bọc cách nhiệt các thiết bị như vô-lăng, cần số, dây an toàn và táp-lô nhằm tránh trường hợp các thiết bị trên trữ nhiệt, có thể gây bỏng tay lái.

Cách 6: Dán phim cách nhiệt cho kính xe

Phim cách nhiệt vừa là trang bị làm tăng tính thẩm mỹ cho ô tô, vừa là mang nhiều tính năng tuyệt vời. Trong đó, khả năng chống nắng, cách nhiệt cho xe là những lợi thế phim dán sở hữu. Ngoài ra, phim cách nhiệt còn chức năng chống UV xâm nhập vào xe, làm hư hại nội thất.

Song, việc chọn lựa một loại phim cách nhiệt không hề đơn giản mà có nhiều bước, yêu cầu mà người lái cần thực hiện để chọn, dán và sử dụng phim cách nhiệt hợp lý, vừa ý.

(Theo Tạp chí Giao thông)

Những thứ không nên để trong ô tô khi trời nắng nóng

Những thứ không nên để trong ô tô khi trời nắng nóng

Dưới trời nắng nóng, một số đồ hay được để trong ô tô có thể trở thành thứ nguy hiểm, làm hỏng nội thất xe, hoặc thậm chí gây sát thương...

Ô tô bốc cháy đùng đùng vì trời quá nóng

Ô tô bốc cháy đùng đùng vì trời quá nóng

Nhiệt độ tăng cao đã khiến 7 chiếc ô tô ở Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) bốc cháy trong 2 tháng qua.

Nhiệt độ trong ôtô ngày nắng nóng nguy hiểm như thế nào?

Nhiệt độ trong ôtô ngày nắng nóng nguy hiểm như thế nào?

Không phải ai cũng biết rằng khi nhiệt độ không khí ngoài trời là 35 độ C, nhiệt độ bên trong ôtô đã tăng lên tới 46 độ.

Những đồ dùng tuyệt đối không để trong ô tô khi trời nóng

Những đồ dùng tuyệt đối không để trong ô tô khi trời nóng

Thời tiết vào mùa hè có khi lên tới hơn 40 độ C, nếu bạn để ô tô ngoài trời trong thời tiết này thì rất nhiều vật dụng để trên chiếc xe của bạn có nguy cơ phát nổ, biến dạng hoặc bốc cháy ngay tại chỗ.

Bí quyết chăm sóc ô tô mùa nắng nóng ai cũng cần biết

Bí quyết chăm sóc ô tô mùa nắng nóng ai cũng cần biết

Việt Nam mùa hè nắng nóng kéo dài, có ngày nhiệt độ lên tới 40 độ C và mưa nhiều, thì chăm sóc xe thế nào để bảo đảm hoạt động tốt là rất quan trọng.

7 lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng xe ô tô vào mùa nắng nóng

7 lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng xe ô tô vào mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng cũng là một “kẻ thù” đối với những chiếc xe hơi mà bạn đang sử dụng. Sau đây là những lưu ý giúp bạn bảo vệ xe tốt hơn vào hè.

Mẹo sử dụng điều hòa ô tô khi trời nắng nóng

Mẹo sử dụng điều hòa ô tô khi trời nắng nóng

Việc sử dụng điều hòa trên ô tô không đơn giản chỉ là bật tắt máy lạnh, nó còn là cả một kỹ năng sử dụng.