Tăng tương tác, trò chuyện với con

Nghiên cứu gần đây của giáo sư Anne Fernald (ĐH Stanford, Mỹ) cho thấy càng được nói chuyện, trẻ càng thông minh và sáng tạo trong những năm sau đó. 

Vì vậy cha mẹ nên dành thời gian cho trẻ nằm sấp khi vui đùa sau sinh khoảng 10-15 ngày, trò chuyện và cười với trẻ mỗi khi trẻ giao tiếp với bạn.

Phụ huynh có thể đọc sách cho trẻ nghe từ 3 tháng tuổi. Khi cho trẻ bú, mẹ hãy nói chuyện với trẻ hoặc hát ru cho trẻ nghe. Bên cạnh đó, cha mẹ cùng trẻ tự tạo trò chơi và cùng chơi với trẻ.

Khi trẻ từ 1-4 tuổi, bạn hãy cho trẻ quyết định cách chơi như thế nào trong các hoạt động chơi cùng trẻ, hỏi trẻ những câu hỏi để trẻ diễn giải thêm về các hoạt động vui chơi.

Điều quan trọng là chúng ta tạo các trò chơi vận động vui chơi cho cả gia đình như cùng nhau xếp hình, giải câu đố, thi giữ bong bóng…hơn là cho trẻ Ipad hoặc điện thoại để chơi 1 mình.

Dạy con về sự cho đi, giá trị đồng tiền

Ngoài ra, phụ huynh nên giúp trẻ nhỏ hiểu hơn về giá trị của sự cho đi bằng cách giúp trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể và chia sẻ như tham gia làm người gây quỹ sớm khi bé từ 4 tuổi.

Các chuyên gia cũng đồng tình phụ huynh nên trò chuyện để dạy trẻ biết tiết kiệm và giá trị của đồng tiền. Ví dụ, dạy trẻ biết chia nhỏ phần tiền của mình thành những con heo đất với mục đích riêng như con heo vàng dành để tiêu xài (ví dụ ăn kem), con heo đỏ dùng để mua thứ trẻ cần (sách, đồ chơi…), 1 con heo xanh để trẻ tìm cơ hội đầu tư (ví dụ có thể mua thiệp bán ở hội chợ dành cho trẻ con vào giáng sinh. Số tiền lãi có thể để vào heo đỏ). Đó là cách mà người Do Thái dạy những đứa con của họ về cơ cấu của dòng tiền. 

Chú trọng chế độ dinh dưỡng 

Không ai có thể phủ nhận sữa mẹ là nguồn đầu tư dinh dưỡng quan trọng cho trẻ có khởi đầu phát triển tốt và khỏe mạnh. Do đó, cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể ngay từ lúc mới sinh, duy trì sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến 2 tuổi nếu có thể là khoản đầu tư cần thiết.

Bạn nên cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm từ 6 tháng tuổi, tránh dụ dỗ hay ép bé ăn, và tránh các yếu tố sao nhãng như ti vi, đồ chơi hay bế rong khi ăn là khoản đầu tư cần cho phát triển hành vi ăn uống tốt từ nhỏ. Song song đó, trẻ cũng cần có chế độ ăn đa dạng. 

Cha mẹ nên hạn chế các thức ăn không lành mạnh như bánh kẹo, nước ngọt, bim bim... BS Đinh Ngọc Dương, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cũng nêu những nguyên tắc quan trọng giúp trẻ ăn ngon miệng và đúng cách.

Đó là phụ huynh nên cho trẻ ăn thức ăn phù hợp theo lứa tuổi; Không nên ép trẻ ăn quá nhiều; Động viên trẻ tăng cường hoạt động thể lực; Cho trẻ ngồi đúng cách khi ăn và tạo không khí gia đình trong bữa ăn của trẻ.

Đầu tư dinh dưỡng cho phát triển não bộ là rất quan trọng. Trong đó, phụ huynh có thể ưu tiên lựa chọn các chất béo không bão hòa chuỗi dài như omega-3 và omega-6 trong chế độ ăn của trẻ, có nhiều lợi ích cho phát triển cả cấu trúc và chức năng não bộ. Omega 3 và omega 6 là những dưỡng chất cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ bên ngoài. 

BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP.HCM, cũng cho biết, ưu điểm nổi bật của omega thực vật là chứa thành phần ALA (tốt cho quá trình dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng ghi nhớ tập trung, chú ý, học hỏi) mà omega động vật không có. Thêm vào đó, omega thực vật không mùi vị, không tanh, do đó, trẻ nhỏ ngay từ trẻ sơ sinh có thể uống mà không bị kích ứng, nôn trớ. 

Hơn nữa, trong thực vật thường chứa thành phần vitamin E tự nhiên giúp chất béo omega bền vững hơn. Dầu hạt lý chua đen là điển hình có tỷ lệ omega-6/omega-3 theo tỷ lệ 4:1. Theo TS. Yehuda (ĐH Bar Ilan, Irael) cho biết tỷ lệ này là lí tưởng giúp tối ưu hấp thu omega vào não.

Các chuyên gia khuyến cáo nên chọn các sản phẩm được chiết xuất từ omega thực vật bởi chúng được giám sát kỹ càng từ khâu gieo trồng đến thu hái để đảm bảo nguồn nguyên liệu hữu cơ sạch, an toàn, không bị ô nhiễm đất, nước, không dùng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, không nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân (như một số loại omega khác). Do đó rất an toàn với trẻ em. Thậm chí đã có những loại, có thể dùng cho các bé ngay từ 1 ngày tuổi.

Những thói quen phụ huynh nên tránh khi cho trẻ ăn:

      - Thời gian ăn của trẻ không nên kéo dài quá 30 phút.

      - Không nên cho trẻ ăn những thức ăn mà trẻ bị nôn ói khi ăn.

      - Không cho trẻ ăn quá no hoặc không nên ép trẻ khi trẻ không muốn ăn thêm.

      - Không nên cho trẻ ăn hoặc uống những loại thực phẩm chứa nhiều đường ngọt trước khi ăn bữa ăn chính.

      - Tuyệt đối không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi đồ chơi, vừa ăn vừa xem tivi, vừa ăn vừa đi chơi ngoài đường… vì sẽ làm giảm khả năng nhận biết các loại thức ăn và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa ở trẻ.

Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)