1. Không để ý kĩ yêu cầu của nhà đầu tư

Hãy nhớ kĩ rằng, đừng bỏ qua bất kì một chữ nào trên bản thông báo của quỹ đầu tư. Nếu họ nói họ quan tâm vào các startup về sức khỏe hay giáo dục thì những startup trong lĩnh vực khác không nên nộp đơn. Hay đơn giản như nhà đầu tư đã viết rõ ràng trong bản thông báo rằng họ đầu tư vòng seed funding thì những startup đã phát triển rồi cũng nên đi tìm cơ hội khác. Nếu thật sự phù hợp với các tiêu chí đưa ra của nhà đầu tư, khởi nghiệp không nên e ngại, hãy tích cực gửi đi thông điệp của mình.

2. Chỉ liên hệ với nhà đầu tư mà không xây dựng mối quan hệ

Những email gửi đến nhà đầu tư sẽ không thật sự hiệu quả nếu giữa khởi nghiệp và nhà đầu tư không có một mối liên hệ từ trước. Thay vì chờ đợi, hãy đến các sự kiện, hội thảo để tìm và gặp gỡ trực tiếp nhà đầu tư, trao đổi với họ những vướng mắc gặp phải. Đó là cách tốt nhất giúp dự án có thể tiếp cận được nguồn vốn từ nhà đầu tư.

??????

3.Email giới thiệu chưa ấn tượng

Những lỗi thường gặp khi khởi nghiệp gửi email tới các nhà đầu tư đó là email quá sơ sài, hoặc quá dài dòng, không nêu được những nét cơ bản của công ty, dự án. Một email ngắn gọn, đầy đủ thông tin phải thể hiện được những điều sau: Khởi nghiệp đến từ đâu, sản phẩm của công ty là gì, khởi nghiệp mong muốn điều gì và một vài thông tin thêm về công ty.

4. Khởi nghiệp không mang lại giá trị thực sự

Chung quy lại, những điều trên chỉ là điều kiện cần đề khởi nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ nhà đầu tư. Điều kiện đủ là khởi nghiệp phải mang lại một giá trị thực sự mà nhà đầu tư mong muốn. Giá trị đó nằm ở giải pháp mà khởi nghiệp xử lý những vấn đề của xã hội, mô hình kinh doanh và khả năng biến ý tưởng thành hành động thực tế.

Để có thể tiếp cận với nguồn vốn, khởi nghiệp cần có kế hoạch tồn tại cùng sản phẩm trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Trong thời gian đó, hãy tích cực nghiên cứu thị trường, hoàn thiện sản phẩm cũng như mô hình kinh doanh trước khi mang dự án của mình đến bàn làm việc của nhà đầu tư.