Thời gian qua, việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA),… đã mang lại những tác động tích cực đối với phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trên cả nước, nhất là thúc đẩy tăng trưởng giá trị thương mại.

Mặc dù vậy, những kết quả thực thi FTA trong những năm vừa qua cho thấy Việt Nam vẫn còn dư địa rất lớn để khai thác hiệu quả hơn nữa các thị trường này. Điều đó đòi hỏi cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa từ các cơ quan quản lý, địa phương, doanh nghiệp để có thể gia tăng hơn nữa cơ hội từ các hiệp định này mang lại.

Cadatron.jpg

Nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thực thi các FTA, chính phủ đã đồng ý giao Bộ Công Thương xây dựng một kế hoạch tuyên truyền tổng thể, lấy ý kiến các bộ, ngành, phối hợp với các địa phương để định vị được thời gian tới sẽ tuyên truyền những gì và các bộ, ngành, các địa phương sẽ cùng phối hợp với nhau để không bị chồng chéo, đi sâu vào những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm- ông Khanh cho hay và nhấn mạnh, Bộ Công Thương cũng định hướng, xây dựng sự kết nối về hệ sinh thái của các mặt hàng và giữa các tỉnh có cùng mặt hàng chiến lược.

Đồng thời, bộ tập trung xây dựng các khóa đào tạo chuyên gia về FTA, xây dựng các chương trình đào tạo với các trường đại học nhằm tạo nguồn cho các doanh nghiệp, cho cơ quan quản lý trong thời gian tới… Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực vẫn được triển khai tại các địa phương, nhưng phần lớn các hoạt động này chủ yếu được thực hiện trong khuôn khổ chính sách phát triển chung của tỉnh, không phải dành riêng cho việc thực thi FTA nào đó. Điều này dẫn đến hoạt động hỗ trợ mang tính dàn trải, chưa có điều kiện tập trung vào các lĩnh vực hoặc ngành hàng có thế mạnh của tỉnh và có cơ hội tiếp cận thị trường từ các FTA.

Với tư duy tương tự như chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI, Bộ chỉ số FTA Index sẽ giúp cho các tỉnh quan tâm hơn, chú ý trọng nhiều hơn đến việc tận dụng hiệu quả các FTA. Việc xây dựng Bộ chỉ số FTA Index sẽ giúp phản ánh mức độ hiệu quả của các FTA đem lại cho các địa phương, đặc biệt đánh giá tác động đến những đối tượng thụ hưởng trực tiếp là doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Việt Nam hiện đang tham gia rất nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Chính sự hội nhập kinh tế sâu rộng này đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng và đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và mang lại những tác động tích cực đối với phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và các địa phương nói riêng.

Số liệu thống kê cho thấy, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều của 5 thành phố trực thuộc Trung ương với các nước trong FTA giai đoạn 2021-2022 ước đạt hơn 449 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 189,5 tỷ USD; nhập khẩu ước đạt 259,4 tỷ USD.

Báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA mới đây cho thấy: Năm 2022 có 52/63 tỉnh, thành phố có hoạt động xuất khẩu với các nước CPTPP, tăng 11 địa phương so với năm 2021. Đối với các nước EVFTA, có 49/63 địa phương có hoạt động xuất khẩu với khu vực này, tăng 11 địa phương so với năm 2021. Tương tự, năm 2022 có 44/63 tỉnh, thành phố có hoạt động xuất khẩu với Vương quốc Anh theo Hiệp định UKVFTA, tăng 13 địa phương so với năm 2021.

Nguyễn Trần Chung, Đinh Thị ánh Tuyết, Nguyễn Ngọc Tuân, Đào Thị Lý