Nhắc đến bánh mì xíu mại, bánh ướt lòng gà hay bánh tráng nướng... chẳng cần là quá sành sỏi, người ta cũng biết đó những món ăn đặc sản của Đà Lạt.

1. Bánh mì xíu mại chén nóng hổi

Ăn sáng ở Đà Lạt, không gì hơn một phần xíu mại nóng hổi hổi, thơm lừng ăn kèm bánh mì nóng giòn. Và địa chỉ bạn nên ghé là tiệm bánh mì xíu mại ở góc đường Hoàng Diệu – Trần Nhật Duật. Một phần thập cẩm bên trong là những viên xíu mại mềm ngọt, chả lụa cùng bì heo giòn sực. Bẻ một miếng bánh mì giòn tan chấm với nước dùng nóng hổi giữa tiết trời se lạnh thật không còn gì bằng! Khi ăn, bỏ thêm chút ớt xào vào cho phần xíu mại thêm ngon nhé. Một phần ăn sáng ngon lành này giá chỉ 10 đến 15 ngàn đồng mà thôi.

{keywords}

2. Bánh căn

Bên cạnh bánh mì xíu mại thì bánh căn cũng là lựa chọn phổ biến khi đến Đà Lạt. Bánh căn Đà Lạt khác với bánh căn miền biển, không có tôm mực mà chỉ có nhân trứng cút hoặc trứng vịt, khi ăn chấm với nước mắm pha, có kèm xíu mại hoặc chả tùy ý. Khi ăn múc thật nhiều mỡ hành cho vào chén, chấm trọn miếng bánh cho vào miệng mới thấy trọn vẹn cái ngon của bánh. Nhiều người bảo thực ra bánh căn Đà Lạt không quá xuất sắc, nhưng tiết trời sáng se lạnh của Đà Lạt và chiếc bánh nóng ăn đến đâu đổ đến đấy thơm lừng khiến bánh ngon hơn hẳn, và du khách ăn rồi chắc chắn sẽ nhớ nhung lâu dài. Trung bình một phần bánh căn kèm xíu mại ăn no cũng chỉ khoảng tầm 20 ngàn đồng mà thôi.

{keywords}

3. Bánh ướt lòng gà

Một món rất đặc biệt nữa ở Đà Lạt chính là bánh ướt lòng gà. Nhiều người bảo, đến Đà Lạt mà không ăn món này thì khi trở về bạn khó mà tìm ăn ở đâu khác được. Tuy đơn giản chỉ là bánh ướt, lòng gà luộc và nước mắm pha, món ăn cũng không nóng sốt, nhưng bánh ướt lòng gà khiến người ăn cảm nhận được vị ngọt của lòng gà, cái mềm mại của lá bánh ướt... Kì lạ nhất là ngay cả ở Đà Lạt, bạn cũng chỉ có thể tìm ăn ở quán chuyên bán các món gà trên đường Tăng Bạt Hổ thôi.

{keywords}

4. Bánh tráng nướng

Bánh tráng nướng từ lâu đã trở thành món ăn chơi không thể thiếu của phố núi Đà Lạt. Nó được ưa thích đến độ, người ta còn đặt cho nó cái tên mỹ miều“pizza Việt”. Để làm bánh tráng nướng, đầu tiên, người làm bánh đặt chiếc bánh tráng lên bếp than hoa để nướng, sau đó phết một lớp mỏng trứng lên mặt bánh rồi thêm mỡ hành đã phi thơm, xúc xích, thịt, phô mai tùy loại. Vừa bỏ đồ, vừa quạt nhanh tay chừng khoảng hơn 1 phút là bạn đã có chiếc bánh tráng nướng ngon miễn chê để thưởng thức.

{keywords}

5. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành thì đâu cũng có, cớ sao lại bảo là bản sắc của Đà Lạt. Nhưng phải đến đây bạn mới biết lý do, đó là bởi, sữa đậu nành ở Đà Lạt quá ư là đa dạng, không chỉ là sữa đậu nành không mà còn là nành bò, nành xanh... nghĩa là sữa đậu nành pha chung với sữa bò, hay sữa đậu nành pha chung sữa đậu xanh, chưa kể ở đây còn có cả sữa mè, sữa đậu phộng. Quả là rất đa dạng đúng không?

{keywords}

Sữa đậu nành Đà Lạt hay ở chỗ rất hợp để uống đêm. Khi đêm xuống, chẳng còn thú hơn rủ nhau ghé mấy hàng sữa đậu ở khu Tăng Bạt Hồ mà gọi một cốc sữa nóng, nhâm nhi cùng miếng bánh ngọt. Có lẽ chính cái đơn giản nhưng đặc sắc ấy đã khiến sữa đậu nành trở thành đặc sản đặc sắc của thành phố tình yêu này.

Theo Afamily