{keywords}
 Nguồn hình: Freepik

Không được gọi phỏng vấn

Bạn đã dành hàng giờ để tìm kiếm và ứng tuyển vào nhiều vai trò phù hợp khác nhau, nhưng chưa bao giờ nhận được phản hồi. Tình huống là một lời cảnh báo, có thể CV chính là mấu chốt, bạn cần thay đổi CV để xoay chuyển cục diện tìm việc.

CV là điều đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn thấy, là đại diện cho cá nhân và khả năng của bạn trong mắt công ty, nên bạn phải làm một cuộc “tổng thanh tra” xem CV đã phản ánh tốt nhất về mình hay chưa.

Hãy đặt câu hỏi: CV có đang quá dài không? Hay có phải bố cục trình bày đã khiến bạn bị mất điểm? Bạn đã tuỳ chỉnh CV sao cho phù hợp với các công việc khác nhau chưa? Bên cạnh đó, cũng cần rà soát lại xem mình có vô tình phạm phải một số lỗi như lỗi chính tả phổ biến, lạm dụng những từ ngữ sáo rỗng hay không.

CV đã được sử dụng quá lâu

Nếu đã sử dụng cùng một bản CV trong suốt thời gian dài thì nên xem xét lại mức độ liên quan của nó. Bất kể là do bố cục trình bày đã lỗi thời, thông tin liên lạc không chính xác, hay các kỹ năng hết phù hợp, sẽ luôn có những khía cạnh cần được làm mới.

{keywords}

Nguồn hình: Freepik 

CV không nhất thiết phải phù hợp với mọi công việc, không cần phải hợp thời trang, mà điều quan trọng là phải được cập nhật kịp thời và hợp lý. Nó phải làm tốt chức năng ứng tuyển công việc, thay vì chỉ được xem như là một “chiếc áo khoác” rực rỡ nhưng thiếu chiều sâu.

Thay đổi ngành nghề

Nếu bạn muốn tìm kiếm công việc trong một lĩnh vực mới, CV cũng phải có sự điều chỉnh để góp phần biến mục tiêu thay đổi nghề nghiệp thành hiện thực. Điều này không chỉ là viết lại một dòng tuyên bố ngắn về mục tiêu nghề nghiệp mà bạn cần phải điều chỉnh toàn bộ trọng tâm của CV.

Lúc này bạn cần nhấn mạnh vào các kỹ năng có thể chuyển đổi, loại bỏ đi các kinh nghiệm không liên quan, điều chỉnh thứ tự các phần trong CV hoặc thêm các chi tiết cho các thuộc tính chuyên môn quan trọng.

Nếu còn nghi ngờ hay lo lắng, hãy sử dụng bảng mô tả công việc để đảm bảo cơ sở cho những điều chỉnh. Mô tả công việc không chỉ cung cấp một loạt kỹ năng cần thiết mà còn bao gồm các nhiệm vụ và chức năng liên quan đến vai trò. Từ đó, cho phép bạn đưa ra các minh chứng rằng mình đủ khả năng để thực hiện công việc đang ứng tuyển.

Có những thành tích mới

Sau khi hoàn tất một khoá học nâng cao, lấy thêm một chứng chỉ hoặc nhận bằng khen… lúc này bạn đã có thể bắt đầu vận dụng những kiến thức vào thực tế, giúp công việc được triển khai tốt hơn, tạo nền tảng tốt cho sự nghiệp trong tương lai.

Thế nhưng bạn đã cho ai biết về sự “nâng cấp” này chưa? Chỉ khoe với gia đình hay kể cho vài người bạn thôi là không đủ, bạn cần tận dụng những thành tích này theo cách tốt hơn.

{keywords}

 Nguồn hình: Freepik

Khi một người hài lòng với vị trí họ đang có, ít ai nghĩ đến việc phải cập nhật hay làm mới hồ sơ tìm việc, bởi đó không phải là mục tiêu ưu tiên. Tuy nhiên, việc giữ cho CV luôn đầy đủ và cập nhật các thay đổi là cách hữu dụng giúp bạn tiết kiệm thời gian khi cần dùng đến CV sau này. Đồng thời, nó còn có thể mở ra cho bạn những cơ hội làm việc bất ngờ mà tiềm năng ngoài mong đợi.

Trong trường hợp bạn thường chỉ để CV trên các trang tìm việc trực tuyến hay đăng tải lên các mạng xã hội chuyên về việc làm, chúng vẫn là nơi mà các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm. Và có thể, nhà tuyển dụng đang muốn biết về các thành tựu mới nhất của bạn. 

Quay lại hành trình tìm việc sau thời gian gián đoạn

Bạn đã sẵn sàng quay lại với cuộc sống công sở sau một khoảng thời gian dài đi du lịch/ ở nhà sinh con/ chăm sóc người thân, hoặc bất cứ ký do gì đấy khiến bạn phải gián đoạn công việc.

Trước tiên bạn cần viết lại CV. Để chắc chắn rằng khoảng thời gian nghỉ làm không khiến bạn bị đánh giá thấp, việc quan trọng là giải thích hợp lý khoảng trống trong lịch sử làm việc. Hãy nói về những kỹ năng có thể chuyển đổi và kinh nghiệm bạn học được trong giai đoạn đó.

Ví dụ, bạn đã tham gia một số hoạt động tình nguyện khi đang thực hiện “gap year” (thuật ngữ chỉ một năm nghỉ ngơi trước khi bắt đầu một công việc chính thức), học thêm các kỹ năng thiết yếu trong những lúc có thời gian rảnh, đã tích luỹ được một loạt kinh nghiệm khi thông qua việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái.

Hãy khéo léo kết nối những trải nghiệm và kỹ năng mà bạn đã có được sau thời gian gián đoạn một cách hợp lý. Chứng minh rằng có thể bạn không theo đuổi một vai trò toàn thời gian tại công sở nhưng không có thời gian nào trôi qua là lãng phí. Nếu làm tốt, bạn có thể giúp công ty nhận ra rằng mình sở hữu sự linh động, tinh thần học hỏi và sức bật tốt trong mọi hoàn cảnh.

(Nguồn: CareerBuilder)