1. Công nghệ là để phục vụ con người

Margaret Gould Stewart, Giám đốc Thiết kế sản phẩm của Facebook cho biết, nhóm thiết kế của cô đã mất 280 giờ để tinh chỉnh lại từng điểm ảnh trên nút “Like” nhỏ bé. 280 giờ để thiết kế, thử nghiệm lặp đi lặp lại để hoàn thiện một yếu tố nhỏ nhưng rất quan trọng, nó xuất hiện khoảng 22 tỷ lần một ngày trên hơn 7.5 triệu trang web. Cách để phát triển một sản phẩm công nghệ thường được mọi người ví như phương pháp của khoa học: Giả thuyết, kiểm tra, tìm hiểu. Trí thông minh và tính logic mà bạn đặt vào sản phẩm chỉ có thể giúp startup thành công khi sản phẩm đó giải quyết những vấn đề mà người dùng thực sự quan tâm. Hay nói cách khác, sản phẩm có thành công hay không phụ thuộc vào hành vi tiêu dùng/mức độ đón nhận của con người hơn là vào bản thân những sản phẩm công nghệ đang được phát triển. Trong một thế giới đang ngày càng được vi tính hoá, chúng ta dễ dàng phụ thuộc vào những gì đang hiển thị trên màn hình mà quên mất rằng, con người mới đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những gì trên màn hình. Những gì hiển thị trên màn hình phải phù hợp với nhu cầu nhu cầu của con người, đó là cách chúng ta tương tác với công nghệ.

2. Công nghệ không có giới hạn.

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, dường như không có bất kỳ giới hạn công nghệ nào. Thế giới số là không tồn tại biên giới, trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, số hoá sẽ phát hiện ra sự thiếu hiệu quả và tự tạo ra giá trị bằng cách cho phép trao đổi thông tin dễ dàng hơn, giữa con người với con người, con người với máy móc và giữa máy móc với nhau. Google giờ đây không chỉ là một công ty tìm kiếm, Google mở ra cho loài người một kho tàng kiến thức vốn bị mắc kẹt trong sách vở, báo chí và đầu óc con người bằng cách số hoá chúng, khiến việc truy cập và chia sẻ kiến thức trở nên dễ dàng hơn. Không dừng lại ở đó, Google đang tự phá vỡ giới hạn của mình bằng cách đầu tư vào trí tuệ nhân tạo, robot, và thậm chí cả hàng không vũ trụ, việc này khiến Google có thể gây tác động đến hầu hết các ngành công nghiệp trên thế giới.

3. Sản phẩm công nghệ có được mọi người đón nhận?

Đây là một câu hỏi không mới, nhưng là câu hỏi duy nhất thực sự quan trọng. Nếu không ai sử dụng sản phẩm, startup sẽ thất bại. Những đòi hỏi về doanh thu, cạnh tranh hoặc các chiến lược thị trường có vẻ hoàn toàn hợp lý, nhưng việc quan trọng nhất là phải nhanh chóng tìm ra liệu có ai muốn sử dụng sản phẩm hay không? Trong một thế giới không ổn định, Amazon luôn tìm cách thích nghi với điều đó. Năm 2013, họ đã phát triển và chạy thử nghiệm một giải pháp đơn giản nhằm tăng giá trị cho những trải nghiệm của khách hàng có tên là “Ask an Owner”. Nền tảng này cho phép khách hàng đặt câu hỏi về sản phẩm từ những người dùng đang cân nhắc mua hàng tới những khách hàng đã mua hàng. Trong vòng chưa đầy một năm, hàng triệu câu hỏi đã được hỏi và trả lời. Vì vậy mọi chiến lược, kế hoạch sẽ là vô nghĩa nếu startup không tìm cho mình được khách hàng.

4. Cần thay đổi cách làm để tạo ra những sản phẩm đột phá.

Albert Einstein từng nói: “Chúng ta không thể giải quyết vấn đề của mình với cùng một cách nghĩ như khi tạo ra chúng.” Một sản phẩm khác biệt và đột phá sẽ có rất nhiều cơ hội thành công khi nó đi tiên phong để khai phá thị trường. Hãy nhìn vào Twitter, với hơn 240 triệu người dùng, Twitter là một nền tảng truyền thông toàn cầu không giống bất kỳ điều gì thế giới từng gặp. Điều đó giúp nó tồn tài và phát triển giữa một rừng các mạng xã hội khác.

5. Sản phẩm online có những lợi thế lớn

Có một điều đặc biệt trong thế giới kỹ thuật số: Không có khái niệm cạn kiệt đối với các dịch vụ công nghệ. Điều này có nghĩa là khi một khách hàng đang sử dụng một dịch vụ, điều đó không ngăn cản việc sử dụng dịch vụ đó đồng thời ở nhóm khách hàng khác. Ví dụ chúng ta có thể đồng thời xem cùng một phim trên Netflix, nghe cùng một bản nhạc trên iTune mà không hề có xung đột. Điều này khiến các dịch vụ kỹ thuật số đặc biệt tuân theo hiệu ứng lan truyền, giá trị của một sản phẩm tăng lên khi nhiều người sử dụng nó. Càng nhiều người xem, đánh giá và tải video lên YouTube, YouTube càng trở nên tốt hơn cho người dùng. Càng nhiều người tham gia Facebook, kết nối, chia sẻ với nhau, Facebook càng trở nên tốt hơn cho người dùng. Nếu là một startup đang tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ số, hãy tìm cách biến nó thành sản phẩm online. Việc này sẽ làm tăng giá trị cho sản phẩm khi nó có thể được sử dụn bởi một số lượng khổng lồ khách hàng.

6. Kỷ nguyên kỹ thuật số và cuộc cách mạng Big Data.

Máy tính và những tiến bộ kỹ thuật số đang làm tăng sức mạnh tinh thần của con người và biến những thông tin trở nên quan trọng và quý giá. Năm 2010, Eric Schmidt, CEO của Google cho biết, cứ mỗi 2 ngày thế giới lại tạo ra 5 exabyte dữ liệu (tương đương 5 tỷ Gigabyte). Từ đó tới nay, chúng ta đã thực sự tạo ra một lượng dữ liệu cực lớn mà giờ đây, chúng ta phải sử dụng thuật ngữ Big Data để có thể định lượng đầy đủ được dung lượng của dữ liệu. Nhìn vào những dự án như Siri, IBM Watson hay xe tự lái của Google, có thể thấy Big Data có khả năng tạo ra một sự thay đổi lớn cho tương lai nhân loại và cho những ai biết nắm bắt nó.