- Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Hà Lan hợp tác hỗ trợ xây dựng giáo trình, đào tạo giảng viên, báo cáo viên để đào tạo, tập huấn về Công ước chống tra tấn cho khoảng 60.000 cán bộ, chiến sĩ công an các cấp từ năm 2018-2020.
Ghi âm, ghi hình hỏi cung để chống nhục hình
Tử tù Thọ 'sứt' cùng đồng bọn đã 'xổng' khỏi trại tạm giam T16 như thế nào?
Trong 2 ngày (20 và 21/12, Bộ Công an phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Hà Nội tổ chức lớp tập huấn về Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).
Các học viên trao đổi với 2 chuyên gia Hà Lan |
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác liên quan đến Công ước chống tra tấn giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hà Lan giai đoạn 2018-2020 nhằm hỗ trợ xây dựng giáo trình, đào tạo giảng viên, báo cáo viên pháp luật về kỹ năng, phương pháp giảng dạy Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam.
Quyết tâm bảo đảm quyền con người
GS-TS Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) cho biết, Việt Nam vừa có phiên trình bày và bảo vệ báo cáo quốc gia lần thứ nhất về thực thi Công ước chống tra tấn trong các ngày 14-15/11 tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ.
Phiên bảo vệ là một trong những diễn đàn chính thức để Việt Nam trao đổi, cung cấp thông tin, số liệu chứng minh về những thành tựu và kết quả từ chiến lược, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; thông tin về sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện tại.
Đồng thời, bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, sai sự thật và không đúng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) |
Theo Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, lớp học tập huấn lần này là hoạt động thiết thực để triển khai Công ước của Việt Nam. Với sự hỗ trợ của các bạn Hà Lan, mỗi năm sẽ có các lớp học khác nhau được tổ chức để đào tạo rất nhiều giảng viên về phương pháp, tài liệu giảng dạy, tuyên truyền về Công ước chống tra tấn.
“Đây là một chương trình hợp tác quan trọng nhằm hỗ trợ xây dựng giáo trình, đào tạo đội ngũ giảng viên, báo cáo viên pháp luật về cách thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy về Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam có liên quan với mục tiêu là đào tạo, tập huấn về Công ước và các quy định của pháp luật Việt Nam cho khoảng 60.000 cán bộ, chiến sĩ công an các cấp”, GS-TS Nguyễn Ngọc Anh cho hay.
Đây cũng là một hành động thực tế, thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong triển khai, thực hiện Công ước nói riêng và quyết tâm bảo đảm quyền con người nói chung.
“Tôi tin tưởng rằng, chúng ta sẽ hợp tác thành công, chương trình hợp tác của chúng ta sẽ đóng góp thiết thực vào những tiến bộ của Việt Nam trong công cuộc phòng, chống tra tấn.
Sau khóa học này, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng và hoàn thành một giáo trình giảng dạy trong hai ngày về Công ước chống tra tấn dành riêng cho Việt Nam” - lời Cục trưởng.
Chuyên gia Hà Lan trao đổi tại lớp tập huấn |
Ông cho biết, trong các năm 2019, 2020, Bộ Công an sẽ tổ chức lớp tập huấn đào tạo các giảng viên trên cơ sở tài liệu/chương trình giảng dạy chúng ta xây dựng được trong khóa học này.
Lớp tập huấn có sự tham gia của nhiều giảng viên trường ĐH Cảnh sát nhân dân, lãnh đạo Cục An ninh điều tra, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra, Cục Cảnh sát hình sự,... dưới sự hướng dẫn của 2 chuyên gia Hà Lan.
Cấm tra tấn, truy bức người bị tạm giam
Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam được QH thông qua chiều nay cấm tra tấn, truy bức, dùng nhục hình người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
'Tôi ám ảnh cả đời vì bị bức cung, nhục hình''
Mặc dù không liên quan gì đến vụ án mạng giết chết ông Lý Văn Dũng, thế nhưng lần lượt 7 người ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) vẫn bị giam giữ, ép cung và dùng nhục hình buộc nhận tội.
Kể tội tra tấn bỏ nước đá vào bộ phận sinh dục
HĐXX đã hỏi những bị hại liên quan trong vụ án ''dùng nhục hình'' ép nhận tội khiến 7 người bị oan sai ở Sóc Trăng. Lời kể lại hành vi điều tra viên tra tấn, ép nhận tội khiến nhiều người chứng kiến không khỏi rùng mình.
Thu Hằng