- Bộ GD-ĐT vừa phê duyệt chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 - 2020. Mọi vấn đề từ cơ sở vật chất đến lực lượng giảng viên, lực lượng quản lý của ngành sư phạm đều sẽ được đầu tư và nâng cao năng lực trong 7 đề án khác nhau.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Ngành sư phạm và các trường sư phạm trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI có thể được coi "cái nóc nhà " của đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện.
Trải qua nhiều cuộc họp nội bộ ngành giáo dục và đặc biệt là hội nghị toàn quốc các trường sư phạm vừa diễn ra vào tháng 9/2011, nhiều "chỗ dột" trong đào tạo và phát triển năng lực giáo viên đã được các nhà quản lý giáo dục thẳng thắn chỉ ra. Chương trình phát triển ngành và trường sư phạm đã xuất hiện sự lắng nghe và thừa nhận những lỗ hổng này.
Một trong những lỗ hổng quan trọng mà Chương trình phát triển nhìn ra chính là bước chậm tiến làm lỡ nhịp phát triển giáo dục vì "nội dung đào tạo sư phạm chưa đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non; chậm đổi mới phương pháp đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên".
Bên cạnh đó, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, đạo đức của sinh viên sư phạm còn chưa được chú ý đúng mức. Đặc biêt, khoa học giáo dục chưa có nhiều thành tựu quan trọng, mang tính đổi mới.
Có nguyên nhân về kinh phí đầu tư, về chiến lược phát triển của nhiều trường còn yếu kém. Nhưng quan trọng nhất là nhiều động thái, việc làm cần thiết trong ngành sư phạm nhưng chưa được thực hiện.
Chẳng hạn, tính đặc thù và cần được ưu tiên của ngành sư phạm chưa được chú ý; Ở các địa phương và cả nước đều chưa có quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm và quy hoạch đội ngũ giáo viên.
Trong khi đó, quá trình đào tạo sư phạm đang còn xa rời thực tế, chưa dựa trên nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu chuyên môn đội ngũ giáo viên và những đổi mới của giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non.
Vì vậy, đề án đầu tiên của ngành đi vào việc quy hoạch lại mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên phù hợp với nhu cầu phát triển của giáo dục cả nước và của từng vùng miền. Điều kiện cơ sở vật chất được chú ý: các giáo sư, phó giáo sư sẽ có phòng làm việc riêng, tài liệu, giáo trình, thư viện sẽ được tăng cường. Mạng lưới trường thực hành cho mỗi cơ sở sẽ được thành lập mới hoặc lựa chọn, đầu tư vào các trường hiện có ở địa phương.
Đề án phát triển đội ngũ giảng viên các trường, khoa sư phạm đặt mục tiêu đến năm 2015, 100% giảng viên đại học sư phạm đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó ít nhất 20% đạt trình độ tiến sĩ; năm 2020, ít nhất có 45% giảng viên đại học sư phạm đạt trình độ tiến sĩ. Đến năm 2015, 50% giảng viên cao đẳng sư phạm đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó ít nhất 5% đạt trình độ tiến sĩ; đến năm 2020, ít nhất 80% đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó ít nhất 25% trình độ tiến sĩ. Đủ số lượng, cơ cấu giảng viên tại các trường, khoa sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm không quá 20/1 vào năm 2020.
Các trường sư phạm có vai trò quan trọng trong việc chuẩn hóa và nâng cao chuẩn giáo viên, sao cho đến năm 2020, giáo viên mầm non, tiểu học có trình độ cao đẳng trở lên; trung học cơ sở, trung học phổ thông có trình độ đại học, trong đó ít nhất 30% có trình độ thạc sĩ trở lên, nâng cao chất lượng hoạt động khao học công nghệ và hợp tác quốc tế.
Một điểm mới rất đáng lưu ý trong chuỗi đề án là lần đầu tiên, Bộ GD-ĐT yêu cầu xây dựng bộ công cụ chuẩn để đánh giá kiểm định chương trình đào tạo giáo viên và kiểm định chất lượng các trường sư phạm. Các trường sẽ được đánh giá và công bố định kỳ chất lượng nhằm hướng đến chuẩn khu vực và quốc tế. Kết quả đánh giá chương trình đào tạo sẽ được công nhận tiêu chuẩn chất lượng, thể hiện đẳng cấp riêng.
Các đề án khác chú trọng bồi dưỡng cán bộ của các cơ sở đào tạo giáo viên bằng một chương trình bồi dưỡng riêng. Hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông và giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên và công chức sở, phòng giáo dục và đào tạo nằm trong danh mục đào tạo kiến thức quản lý...
ĐHSP Hà Nội và ĐHSP TP. HCM tiếp tục được coi là các cơ sở đào tạo có trình độ cao làm nòng cốt nghiên cứu và thực hiện những chủ trương đổi mới lớn của ngành đồng thời tạo liên kết có hệ thống giữa các trường để xây dựng đội ngũ giảng viên sư phạm chất lượng cao.
Hiện nay, trong 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước, có 14 trường đại học sư phạm và 39 trường cao đẳng sư phạm.
Ở các trường đại học sư phạm, hiện có 4.490 giảng viên; trong đó: 5,2% có chức danh giáo sư, phó giáo sư; 13,7% có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và 48,7% có trình độ thạc sĩ.
Ở các trường cao đẳng sư phạm hiện có 3.543 giảng viên; trong đó: 0,07% có chức danh giáo sư, phó giáo sư; 0,93% có trình độ tiến sĩ và 36,89% có trình độ thạc sĩ.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Đổi mới giáo dục, bắt đầu từ nóc?
Lại xới chuyện cải cách giáo dục
Ngành sư phạm tụt hậu với xã hội?
Lại xới chuyện cải cách giáo dục
Ngành sư phạm tụt hậu với xã hội?
Thí sinh sau giờ thi ở Trường ĐH Sư phạm. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Trải qua nhiều cuộc họp nội bộ ngành giáo dục và đặc biệt là hội nghị toàn quốc các trường sư phạm vừa diễn ra vào tháng 9/2011, nhiều "chỗ dột" trong đào tạo và phát triển năng lực giáo viên đã được các nhà quản lý giáo dục thẳng thắn chỉ ra. Chương trình phát triển ngành và trường sư phạm đã xuất hiện sự lắng nghe và thừa nhận những lỗ hổng này.
Một trong những lỗ hổng quan trọng mà Chương trình phát triển nhìn ra chính là bước chậm tiến làm lỡ nhịp phát triển giáo dục vì "nội dung đào tạo sư phạm chưa đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non; chậm đổi mới phương pháp đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên".
Bên cạnh đó, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, đạo đức của sinh viên sư phạm còn chưa được chú ý đúng mức. Đặc biêt, khoa học giáo dục chưa có nhiều thành tựu quan trọng, mang tính đổi mới.
Có nguyên nhân về kinh phí đầu tư, về chiến lược phát triển của nhiều trường còn yếu kém. Nhưng quan trọng nhất là nhiều động thái, việc làm cần thiết trong ngành sư phạm nhưng chưa được thực hiện.
Chẳng hạn, tính đặc thù và cần được ưu tiên của ngành sư phạm chưa được chú ý; Ở các địa phương và cả nước đều chưa có quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm và quy hoạch đội ngũ giáo viên.
Trong khi đó, quá trình đào tạo sư phạm đang còn xa rời thực tế, chưa dựa trên nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu chuyên môn đội ngũ giáo viên và những đổi mới của giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non.
Vì vậy, đề án đầu tiên của ngành đi vào việc quy hoạch lại mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên phù hợp với nhu cầu phát triển của giáo dục cả nước và của từng vùng miền. Điều kiện cơ sở vật chất được chú ý: các giáo sư, phó giáo sư sẽ có phòng làm việc riêng, tài liệu, giáo trình, thư viện sẽ được tăng cường. Mạng lưới trường thực hành cho mỗi cơ sở sẽ được thành lập mới hoặc lựa chọn, đầu tư vào các trường hiện có ở địa phương.
Đề án phát triển đội ngũ giảng viên các trường, khoa sư phạm đặt mục tiêu đến năm 2015, 100% giảng viên đại học sư phạm đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó ít nhất 20% đạt trình độ tiến sĩ; năm 2020, ít nhất có 45% giảng viên đại học sư phạm đạt trình độ tiến sĩ. Đến năm 2015, 50% giảng viên cao đẳng sư phạm đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó ít nhất 5% đạt trình độ tiến sĩ; đến năm 2020, ít nhất 80% đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó ít nhất 25% trình độ tiến sĩ. Đủ số lượng, cơ cấu giảng viên tại các trường, khoa sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm không quá 20/1 vào năm 2020.
Các trường sư phạm có vai trò quan trọng trong việc chuẩn hóa và nâng cao chuẩn giáo viên, sao cho đến năm 2020, giáo viên mầm non, tiểu học có trình độ cao đẳng trở lên; trung học cơ sở, trung học phổ thông có trình độ đại học, trong đó ít nhất 30% có trình độ thạc sĩ trở lên, nâng cao chất lượng hoạt động khao học công nghệ và hợp tác quốc tế.
Một điểm mới rất đáng lưu ý trong chuỗi đề án là lần đầu tiên, Bộ GD-ĐT yêu cầu xây dựng bộ công cụ chuẩn để đánh giá kiểm định chương trình đào tạo giáo viên và kiểm định chất lượng các trường sư phạm. Các trường sẽ được đánh giá và công bố định kỳ chất lượng nhằm hướng đến chuẩn khu vực và quốc tế. Kết quả đánh giá chương trình đào tạo sẽ được công nhận tiêu chuẩn chất lượng, thể hiện đẳng cấp riêng.
Các đề án khác chú trọng bồi dưỡng cán bộ của các cơ sở đào tạo giáo viên bằng một chương trình bồi dưỡng riêng. Hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông và giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên và công chức sở, phòng giáo dục và đào tạo nằm trong danh mục đào tạo kiến thức quản lý...
ĐHSP Hà Nội và ĐHSP TP. HCM tiếp tục được coi là các cơ sở đào tạo có trình độ cao làm nòng cốt nghiên cứu và thực hiện những chủ trương đổi mới lớn của ngành đồng thời tạo liên kết có hệ thống giữa các trường để xây dựng đội ngũ giảng viên sư phạm chất lượng cao.
Hiện nay, trong 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước, có 14 trường đại học sư phạm và 39 trường cao đẳng sư phạm.
Ở các trường đại học sư phạm, hiện có 4.490 giảng viên; trong đó: 5,2% có chức danh giáo sư, phó giáo sư; 13,7% có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và 48,7% có trình độ thạc sĩ.
Ở các trường cao đẳng sư phạm hiện có 3.543 giảng viên; trong đó: 0,07% có chức danh giáo sư, phó giáo sư; 0,93% có trình độ tiến sĩ và 36,89% có trình độ thạc sĩ.
- Nguyễn Hường