- Ngày 26/8, Bộ GD-ĐT đã ban hành chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 – 2017 của ngành. Dưới đây là nội dung chi tiết.

CHỈ THỊ

Về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục

Ngày 26/8, Bộ GD-ĐT đã ban hành chỉthị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 – 2017 của ngành.

Theo đó, phương hướng chung sẽ là: Tăng cường kỷ cương, nềnnếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đàotạo: Giáo dục mầm non chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểmgiáo dục lấy trẻ làm trung tâm; giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lốisống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng, khắc phục tìnhtrạng dạy thêm, học thêm sai quy định; giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp chútrọng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lựcchất lượng cao và gắn với nhu cầu thị trường lao động.

II. Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Rà soát, quy hoạch lại mạnglưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước

Căn cứ vào các chuẩn, quy chuẩn bảođảm chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các địa phương tổchức rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trungcấp, cao đẳng và giáo dục thường xuyên phù hợp với điều kiện của từng vùng, địaphương.

Triển khai kiểm định các cơ sở giáo dục đại học để cócăn cứ xếp hạng, phân tầng và sắp xếp lại mạng lưới một cách tổng thể, phù hợpvới nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong điều kiện hội nhậpquốc tế.

            2.Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp

Rà soát, hoàn thiện để ban hành các chuẩn giáo viên,chuẩn/tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Đánh giá thực trạng chấtlượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/tiêuchuẩn ban hành, theo đó xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồidưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn; xây dựng lộ trình tinh giảnbiên chế những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục không có khả năng đạt chuẩn.

Tăng cườnggắn kết giữa các cơ sở đào tạosư phạm với các địa phương trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vàcán bộ quản lý giáo dục; chú trọng bồi dưỡng thườngxuyên ngay tại nhà trường cho đội ngũ giáo viên thông qua sinh hoạt tổ/nhómchuyên môn, trao đổi, tự học.

3. Công tác phân luồng và địnhhướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông

Tuyên truyền nângcao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh ở trong và ngoài nhàtrường. Cungcấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu củathị trường lao động, nhằm định hướng các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu của thịtrường lao động, phục vụ nhu cầu của địa phương.

Hoàn thiện chương trình giáo dụchướng nghiệp trong trường phổ thông. Xây dựng chính sách, cơchế phát triển đội ngũ giáo viên giáo dụchướng nghiệptrong trường phổ thông. Biên soạn tài liệu giáodục hướng nghiệp, khởi nghiệp kinh doanh và quản lýgiáo dục hướng nghiệp.

Triển khai thí điểm mô hình giáo dụcnhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương, mô hình phối hợp giữa các cơ sở giáodục nghề nghiệp và các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đào tạo kỹnăng nghề trong chương trình hướng nghiệp. Tăng cường huy động các nguồn lựctài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho việctổ chức các hoạt động dạy học/giáo dục trong nhà trường theo hướng thực học, lýthuyết gắn với thực hành và thực tiễn, đảm bảo giáo dục cơ bản ở trung học cơ sở, phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và phân luồngđạt hiệu quả.

4. Nâng cao chấtlượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đàotạo

Chuẩn hóa đội ngũ giáo viênngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đốivới giáo dục phổ thông. Hỗ trợ các trường đại học sư phạm và cao đẳng sưphạm triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ theo chương trìnhngoại ngữ mới; xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng giáo viên giảngdạy ngoại ngữ chuyên ngành, giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

Xây dựng, hoàn thiện chươngtrình, sách giáo khoa, hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tiếp vàtrực tuyến đáp ứng mục tiêu đào tạo chung. Xây dựng chương trình, tàiliệu dạy và học ngoại ngữ tăng cường, chuyên ngữ và song ngữ ở các cấp học vàtrình độ đào tạo. Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểmtra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩnđầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giai đoạn giáo dục,đào tạo. Tiếp tục xây dựng các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoạingữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàngđề thi quốc gia. Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốcgia.

 

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quảnlý giáo dục

Phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệthông tin toàn ngành theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nghiên cứu áp dụng linhhoạt, hiệu quả các hình thức đầu tư, trong đó quan tâm tới hình thức thuê dịchvụ công nghệ thông tin và xã hội hóa.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý,chỉ đạo điều hành và triển khai Chính phủ điện tử ở các cơ quan quản lý giáodục các cấp và các cơ sở giáo dục theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông. Xâydựng cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ công tác hoạch định chính sách và quản lýcho các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mớinội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thựcvà hiệu quả. Xây dựng kho bài giảng e-Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tựhọc và học tập suốt đời của người học, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụgiáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền.

6. Đẩy mạnh giao quyềntự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học

Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủtheo Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật cóliên quan về tự chủ các cơ sở giáo dục đại học.

Các cơ sở giáo dục đại học chủ động thực hiện đầy đủquyền tự chủ được giao, nhất là về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và họcthuật để nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chủ động giải trình kết quả thực hiện quyền tự chủ được giao.

Tổng kết, nhân rộng cácmô hình tự chủ thành công trong hệ thống. Tăngcường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạmpháp luật về quyền tự chủ.

7. Hội nhập quốc tếtrong giáo dục và đào tạo

Thí điểm các mô hình giáo dục tiên tiến, chương trình giảng dạy,sách giáo khoa, kiểm tra, đánh giá học sinh của các nước ở bậc học phổ thôngtrong cả nước.

Tăng cường áp dụng các tiêuchuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng, đổi mới chương trình và tổ chức đàotạo, nghiên cứu khoa học. Khuyến khích các cơ sở giáodục đại học, cao đẳng và trung cấp tiếp nhận chuyển giao chương trình tiên tiến của nướcngoài, sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy, tăng cườngthu hút chuyên gia nước ngoài và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoàivề nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Cáccơ sở giáo dục đại học chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển các chươngtrình hợp tác trao đổi sinh viên, giảng viên với các trường đại học nước ngoài. Đẩy mạnhhợp tác trong nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, đồngcấp bằng với các trường đại học được kiểm định của nước ngoài.

8. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng cáchoạt động giáo dục và đào tạo

Tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp họcvà nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015, lộ trình đến năm 2020. Tổchức thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm nonvà giáo dục phổ thông sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầutư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu. Tăngcường hợp tác với doanh nghiệp theo mô hình phối thuộc để đầu tư các phòng thínghiệm, trung tâm nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứukhoa học của các cơ sở đào tạo, đồng thời giải quyết các yêu cầu thực tiễn củadoanh nghiệp.

9. Phát triển nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

Nghiên cứudự báo nhu cầu thị trường lao động. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng giảm dần các ngànhnghề đào tạo đang dư thừa trên thị trườnglao động nhưkế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng..., tăng cường đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật vàcông nghệ.

Kiểm soát quy mô đàotạo theo hướng giảm chỉ tiêu các ngành ít có nhu cầu tuyển dụng và chất lượngthấp; tăngdần quy mô đào tạo các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao và chấtlượng cao.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dụcđại học góp phần nâng caochất lượng đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học. Thành lập các nhóm giảng dạy -nghiên cứu được đầu tư đồng bộ để kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nhất là đàotạo sau đại học với nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, qua đó nâng caochất lượng người học sau đào tạo.

III. Các giải pháp cơ bản

1. Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế những văn bản quyphạm pháp luật của ngành Giáo dục và liên quan đến ngành đang bất cập, khôngcòn phù hợp với thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo. Thường xuyên đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách đểkịp thời điều chỉnh cho phù hợp. 

Rà soát quy trình, quy chế làm việc, phân công, phân cấp, ủy quyền, nângcao trách nhiệm thực thi nhiệm vụ và trách nhiệm giải trình. Nâng cao chấtlượng công tác phối hợp trong xử lý công việc. Tăng cường giao quyền chủ độngcho các địa phương trong quản lý giáo dục; các cơ sở giáo dục và giáo viêntrong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tếcủa nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh, sinh viên.

Đẩymạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo; kiên quyết cắt bỏ cácthủ tục hành chính rườm rà, không phù hợp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thôngtin trong công tác quản lý, đẩy nhanh quá trình triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử (e-office) kết nối với cơ quan quảnlý giáo dục và đào tạo các cấp và các cơ sở đào tạo trực thuộc.

2. Nâng cao nănglực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp

Tổ chức quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýgiáo dục và đào tạo chủ chốt ở các cấp, các trường (cán bộ lãnh đạo, quản lýcấp sở, cấp phòng và cấp trường) để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý phongphú, có chất lượng tốt.

Trên cơ sở quy hoạch và đạt chuẩn các vị trí chứcdanh quản lý giáo dục, thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ chủ chốt các cơquan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo ởđịa phương và giữa các địa phương, đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trường củatừng cán bộ, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành.

3. Tăng cường các nguồnlực đầu tư cho giáo dục và đào tạo

Căn cứ vào quy hoạch các cơsở giáo dục và yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục các bậc học, các cơ quan quảnlý và cơ sở giáo dục đào tạo chủ động xây dựng các đề án/dự án trình các cấp cóthẩm quyền ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo, nhất là các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và cácđối tượng chính sách.

Đẩy mạnhthu hút các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư cho giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nghề và giáodục đại học. Khuyến khích các cơ sở đào tạo đủ điều kiện thực hiện chương trình chất lượng cao với mức thu họcphí tương ứng để có thêm nguồnlực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

4. Tăng cường công táckhảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục

Công tác khảo thí thực hiện theo hướng đánh giánăng lực người học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong khảo thí, bảo đảmcông bằng, khách quan, chính xác, tin cậy, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho người dạy và ngườihọc.

Đẩy mạnh kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục và đào tạo, các chương trình đào tạo, chú trọng kiểm định theo cáctiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, trên cơ sở đó phân tầng, xếp hạng, quy hoạchlại mạng lưới, giao quyền tự chủ và nâng cao hiệu quả đầu tư; tăng cường côngtác tự đánh giá, đánh giá ngoài, cải tiến nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo.

5.Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo

Tiếp tục đẩy mạnhvà nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các định hướng và nhiệm vụ chủ yếu củangành về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới các cơ sở giáo dục,đào tạo, giáo viên và học sinh, sinh viên. Cầu thị tiếp thu góp ý của xã hội đểđiều chỉnh kịp thời các quyết định trong quản lý nhà nước và điều hành các hoạtđộng giáo dục và đào tạo ở cơ sở bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đạt hiệu quảcao.

Quan tâm, đầu tư nhiều hơn chocông tác truyền thông giáo dục để xã hội hiểu và chia sẻ về các chủ trương đổimới của ngành. Xây dựng kế hoạch truyền thông chuyên nghiệp, bài bản với sựtham gia của các vụ/cục thuộc Bộ, các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáodục và đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Chủđộng cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí để định hướng dư luận,tạo niềm tin của xã hội về các hoạt động của ngành.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Giáo dụcvà Đào tạo cụ thể cácnhiệm vụ thành từng chương trình hành động, trong đó xác định rõ công việc, mụctiêu phải đạt được trong từng thời gian cụ thể và phân công, phân nhiệm rõràng. Theo đó, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện chương trình hành động năm học, đềxuất các giải pháp chỉ đạo, kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc nảy sinhtrong quá trình thực hiện.

2. Giám đốc các Sở Giáo dụcvà Đào tạo căncứ tình hình thực tiễn của địa phương, tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố banhành văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 ở địa phương và tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học theochỉ đạo của Bộ và của tỉnh, thành phố phù hợp với tình hình thực tế tại địaphương. Cơ quan quản lý giáo dục cáccấp ở địaphương chủ động, sáng tạo, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thểchỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện tốt nhiệmvụ năm học 2016 - 2017.

3. Giámđốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016 - 2017.

4. Cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan quản lý giáodục cáccấp; nhàgiáo ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyênvà cơ sở giáo dục đại học,cao đẳng, trung cấp quán triệt thực hiện Chỉ thị này./.  

  • Nguồn: Bộ GD-ĐT