- Mỗi năm, kinh doanh vũ khí trên khắp thế giới vẫn tăng đều. Đức có sự tăng trưởng rất ngoạn mục trong việc cung cấp vũ khí trong những năm gần đây, và hai nhà kinh doanh vũ khí hàng đầu trên thế giới là Mỹ và Nga vẫn đang đẩy mạnh hoạt động.

Chiến đấu cơ Su 30MK2 Nga cung cấp cho Indonesia
Trong năm 2011, xuất khẩu vũ khí của Nga tăng 11% lên mức 10 tỉ USD, cao hơn so với năm trước đó 1 tỉ USD. Kết quả cuối cùng sẽ bị tác động bởi Nga mất đi các thị trường ở Bắc Phi, đặc biệt là ở Libya. Các hợp đồng với nước này có thể đã giúp cho "Rosoboronexport" vượt đích 10 tỉ USD.

Trước đó, Tổng giám đốc của Rosoboronexport Anatoly Isaikin ước tính lợi nhuận mất đi khoảng 4 tỉ USD. Viktor Komardin đại diện của Rosoboronexport cho biết, tổng danh mục hợp đồng đầu tư của hãng vào lúc này đạt 36 tỉ USD, với khoảng 1500 hợp đồng ký kết mỗi năm.

Các đối tác thương mại chính của Nga trong lĩnh vực này là Ấn Độ, Trung Quốc và Algeria. Nga cũng rất linh hoạt khi làm việc với các thị trường Brazil, Venezuela, Syria, Indonesia, Malaysia...

Trong số gần 50% lượng vũ khí Nga bán chủ yếu là phi cơ chiến đấu - chủ yếu là chiến đấu cơ "Su" và "MiG". Các mẫu S-30 của Nga chủ yếu là xuất sang Đông Nam Á. Trong số các khách hàng có thể kể đến Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia...

Tiếp đó có thể kể tới các trang thiết bị phòng không, vũ khí cho quân đội và trang thiết bị cho hải quân. 20% lượng xuất khẩu trên của Nga bao gồm vũ khí và trang thiết bị quân sự, gồm các bộ phận và lắp ráp, thiết bị và các thành phần, các dịch vụ và công việc liên quan.

Trung Quốc và Ấn Độ là các khách hàng lớn nhất trong lĩnh vực vũ trang hải quân. Trong lĩnh vực phòng không, Trung Quốc vẫn là một khách hàng năng động. Ấn Độ đã mua một lượng tương đối xe tăng của Nga. Tổng giá trị của các đơn đặt hàng trong ba năm tới là 36 tỉ USD, nhưng con số này vẫn còn có thể thay đổi. Giá trị đơn đặt hàng vào cuối năm có thể dao động trong khoảng 35-38 tỉ USD.

Mới đây, Nga cũng chuyển giao cho Ấn Độ một loạt trực thăng Kazan loại Mi-17V-5. Thỏa thuận này trị giá 1,345 tỉ USD ký kết năm 2008. Ấn Độ có hơn 200 chiến đấu cơ đang hoạt động. Nhóm máy bay Mi-8/17 là các thiết kế trực thăng sản xuất rộng rãi nhất trong lịch sử, với hơn 11.000 chiếc cung cấp cho hơn 110 quốc gia.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa của Nga

Trong những động thái gần đây, các kế hoạch hành động quân sự và thương vụ vũ khí của Nga luôn gây được nhiều sự chú ý.  Ngay cả các lệnh trừng phạt của EU lên Syria cũng không thể ngăn cản được việc Nga cung cấp vũ khí cho quốc gia này. Phó Thủ tướng Thứ nhất Sergei Ivanov cho biết: "Nga sẽ làm mọi việc không bị cấm đoán bởi bất kỳ quy định, quy tắc hay thỏa thuận nào".

Nguồn tin trên cũng cho biết hãng xuất khẩu quân sự Rosoboronexport của Nga đã chuẩn bị cho bản hợp đồng, trong đó bao gồm cả chứng chỉ và chuyển giao công nghệ.

Cho tới đầu những năm 1990, Cuba là một trong những khách hàng lớn nhất mua vũ khí của Nga. Sau khoảng thời gian gián đoạn, phía Cuba bày tỏ mối quan tâm trong việc mua sắm một hệ thống sản xuất đạn dược do Nga cung cấp. Cuba đã gửi yêu cầu tới Doanh nghiệp Liên bang Rosoboronexport vào năm ngoái.

"Nói chung, mọi thứ tại Cuba đều cần được thay mới, nhưng các vấn đề về nguồn lực tài chính đang buộc họ bắt đầu công việc hiện đại hóa từ những vũ khí hạng nhẹ và nhỏ. Nhưng điều đó là hợp lý, bởi vì trong một sự kiện xung đột với đối thủ (tiềm năng) được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại, Cuba sẽ bắt buộc phải tiến hành chiến tranh du kích" - Konstantin Makienko, phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Công nghệ (Nga), nói.

Nga cũng đã chuyển giao 6 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 cho Indonesia. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cho biết, Jakarta cần tới 16 chiếc chiến đấu cơ dòng Su. Theo một quan chức giấu tên của Indonesia, trị giá của bản hợp đồng này với Moscow vào khoảng 500 triệu USD. Jarkarta trở thành khách hàng "thân quen" của Moscow bắt đầu vào năm 1999, khi Mỹ siết chặt lệnh cấm vận buôn bán vũ khí cho Indonesia.

Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng trong nước của Nga đã tăng lên 10 lần kể từ khi ông Putin lên nắm quyền năm 2000. Cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin nói rằng, nếu như kế hoạch chi tiêu triển khai, Moscow sẽ tăng gấp đôi lượng tiền đổ vào quốc phòng vào năm sau, từ 3 % lên 6% GDP. Trong các khoản chi phí lên kế hoạch từ trước, chi phí quân sự chiếm phần lớn nhất.

Tổng thống Dmitri Medvedev đã giải thích rằng Nga cần bắt kịp NATO và Mỹ, sau hai thập kỷ bị coi là cường quốc "hạng ba". "NATO vẫn không ngừng nỗ lưc để mở rộng cấu trúc quân sự. Tất cả điều này kêu gọi việc hiện đại hóa về mặt chất lượng các lực lượng vũ trang của chúng ta và định hình lại hình ảnh của họ... chúng ta cần đổi mới vũ khí toàn diện" - ông Medvedev nói.   

Nga đang cung cấp đạn súng trường cho Cuba

Tại Mỹ, tổng quy mô chương trình vũ khí, bao gồm trang thiết bị và dịch vụ trong năm tài chính 2011 đã lên tới 34,8 tỉ USD. Các con số này nằm trong báo cáo của Văn phòng Hợp tác Quân sự (DSCA) của Bộ Quốc phòng Mỹ. Trong những năm gần đây, kinh doanh vũ khí của Mỹ vẫn ổn định và duy trì được mức lợi nhuận 30 tỉ USD.

Tuy nhiên, xuất khẩu vũ khí của Mỹ không đạt chỉ tiêu đã định. Năm 2011, Mỹ đặt ra mục tiêu 46 tỉ USD. Công việc kinh doanh thông qua cơ quan Cung cấp vũ khí cho nước ngoài (FMS) trong thỏa thuận với các chính quyền nước ngoài và với cơ quan trung gian DSCA đạt mức 28,3 tỉ USD thay vì đạt mức 36,3 tỉ USD như đã lên kế hoạch. 
Giới phân tích cho rằng nhu cầu đối với loại hàng hóa này sẽ giảm hơn vào năm 2012. Riêng với Đức, xuất khẩu vũ khí của nước này đã tăng đáng kể trong năm 2010. Tổng giá trị vũ khí và trang thiết bị quân sự của Đức xuất khẩu đạt 2,1 tỉ Euro, tăng 60% so với năm 2009.

Nền công nghiệp quốc phòng Đức đã có một bản hợp đồng quan trọng trong năm nay. Theo báo Đức, Riyadh sẽ mua 270 xe tăng "Leopard 2" của Đức. Các chuyên gia cho rằng Ả Rập Xê Út sẽ chi không dưới 1,7 tỉ Euro cho hợp đồng này.

  • Lê Thu (tổng hợp)
Nga khôi phục thế siêu cường bằng siêu vũ khí?
Quân đội Nga đang nỗ lực chế tạo nên một chiến đấu cơ thế kỷ 21. Liệu nước Nga có thể giành lại vị thế siêu cường trước đây? Chiến đấu cơ này chính là chìa khóa.
 
Choáng với vũ khí như rác trên sa mạc Libya
Đó là một "biển" vũ khí lăn lóc trên sa mạc của Libya, một di sản mà nhà lãnh đạo bị giết chết của Libya, đại tá Muammar Gaddafi, đã gom góp và tích trữ.
 
Vì sao Nga xuất khẩu vũ khí sang Cuba?
Theo bản hợp đồng, công ty của Nga cung cấp đạn cho Cuba lại "tình cờ" nằm trong danh sách đen của Mỹ.
 
Nga ồ ạt sản xuất tàu ngầm tấn công khủng
Trong năm 2012, Nga sẽ trình diện một loạt các tàu ngầm hạt nhân tấn công chiến lược với các công nghệ và vũ khí tối tân.
 
Điểm mặt tàu sân bay khủng trên thế giới
9 quốc gia đang cho vận hành 21 hàng không mẫu hạm. Trung Quốc cũng gia nhập đội hàng không mẫu hạm với con tàu Shi Lang.