1. Ai là người tiên tri tên nước ta là Việt Nam?

  • Nguyễn Đình Chiểu
    0%
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm
    0%
  • Nguyễn Công Trứ
    0%
  • Chu Văn An
    0%
Chính xác

Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 ở huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Năm 1535, khi đã ngoài 40 tuổi, ông quyết định đi thi và đỗ trạng nguyên.

Sau khi đỗ đạt, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Sử sách đều thừa nhận Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, coi ông là nhà tiên tri số một nước Việt.

Dù quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện vào năm 1804, thời vua Gia Long, nhưng một số tài liệu cho rằng tên gọi Việt Nam đã xuất hiện rất lâu trước đó. Hai tiếng Việt Nam từng được Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc tới trong bài thơ chữ Hán “Sơn hà hải động thường vịnh” (Vịnh về núi non sông biển).

Trong các bài thơ gửi trạng nguyên Giáp Hải (1515 - 1585), Trạng Trình cũng viết: “Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại/ Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam” và trong bài gửi trạng Nguyễn Thuyến, ông cũng nhắc tới tên gọi Việt Nam: “Tiền đồ vĩ đại quân tu ký/ Thùy thị công danh trọng Việt Nam”.

2. Ông có hiệu là gì?

  • Tuyết Giang cư sĩ
    0%
  • Bạch Vân cư sĩ
    0%
  • Giang Nam cư sĩ
    0%
  • Đông Pha cư sĩ
    0%
Chính xác

Nguyễn Bỉnh Khiêm hiệu là Bạch Vân cư sĩ, biệt hiệu Tuyết Giang phu tử. Từ khi lên 4 tuổi, ông đã được mẹ dạy sách Kinh, thơ Nôm... Trong hầu hết nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông đều ghi nhận, việc hình thành nhân cách và tài năng của ông ảnh hưởng lớn từ bên họ ngoại.

Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được biết tới là một tác gia văn học lớn của thế kỷ XVI. Ông để lại nhiều tác phẩm với nhiều chủ đề, mang tính đặc trưng của văn học thời đại.

Hai tác phẩm chính của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi. Bạch Vân am thi tập là tập thơ chữ Hán, có 10 quyển với khoảng 1.000 bài, hiện còn khoảng 500 bài. Bạch Vân quốc ngữ thi tập là tập thơ chữ Nôm, được ông sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, hiện còn lại khoảng 180 bài. Thơ của ông được đánh giá gân guốc, cô đọng, súc tích nhưng vẫn hồn hậu, bình dị.

3. Ông được coi là người đầu tiên trong lịch sử nhận thức việc gìn giữ chủ quyền biển Đông. Điều đó thể hiện qua đâu?

  • Một bài thơ
    0%
  • Một bản sớ
    0%
  • Một tấm bia
    0%
  • Một áng văn
    0%
Chính xác

Trong bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tập, ông viết: “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình/ Chí những phù nguy xin gắng sức/ Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình”.

Với con mắt chiến lược, nhìn thấy đại cục thiên hạ ngàn năm, Trạng Trình đã khuyên thế hệ sau phải nắm giữ được Biển Đông đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời. Ông được xem là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ chủ quyền biển Đông.

4. “Nam Đàn ѕinh Thánh” là lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về ai?

  • Phan Bội Châu
    0%
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh
    0%
  • Mai Thúc Loan
    0%
  • Nguyễn Trãi
    0%
Chính xác

Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đưa ra lời sấm: “Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủу đáo Lam thành/ Nam Đàn ѕinh thánh”. Tạm dịᴄh nghĩa là: “Khi núi Đụn ᴄhẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, ѕông Lam khoét ᴠào ᴄhân núi Lam Thành, đất Nam Đàn ѕẽ ѕinh ra bậᴄ thánh nhân”.

Sau khi thựᴄ dân Pháp đàn áp tàn khốᴄ phong trào Xô ᴠiết Nghệ Tĩnh, những lời ѕấm truуền nàу đượᴄ bàn tán хôn хao. Trong một cuộc gặp gỡ giữa cụ Phan Bội Châu và học giả Đào Duy Anh cùng nhà nho Trần Lê Hữu, Phan Bội Châu đã nói: “Nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác”.

5. Nguyễn Bỉnh Khiêm được công nhận là vị thánh của một tôn giáo chính thức. Đó là tôn giáo nào?

  • Cao Đài
    0%
  • Bahai
    0%
  • Công giáo
    0%
  • Tin lành
    0%
Chính xác

Nguyễn Bỉnh Khiêm được suy tôn là Thanh Sơn Đạo sĩ (còn được gọi là Thanh Sơn Chơn nhơn), là một trong ba vị thánh linh thiêng của Đạo Cao Đài. Bức tranh Tam Thánh ký hòa ước được lưu thờ tại Tòa Thánh Tây Ninh có vẽ chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh Victor Hugo và Tôn Trung Sơn.