Camera từ trước đến nay luôn là một thành phần quan trọng trên smartphone nhưng cuộc chạy đua trong thị trường camera chưa bao giờ khốc liệt như hiện nay. Hãy cùng xem những vị trí thống trị trong thị trường camera smartphone hiện đang do những công ty nào nắm giữ.

Sony

Hãy bắt đầu với kẻ nắm giữ thị phần lớn nhất: Sony. Công ty này có bề dày kinh nghiệm trong thị trường cảm biến hình ảnh và trong vòng nhiều năm luôn là người đi đầu trong công nghệ camera di động. Sony chiếm 40% thị phần cảm biến hình ảnh trên smartphone trong năm 2014. Đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng khiến Sony dù đang thua lỗ trong mảng di động nhưng cũng không bao giờ chịu buông tay.

Cảm biến của Sony xuất hiện trên vô số smartphone và máy tính bảng. Nếu bạn còn chưa biết cảm biến hình ảnh là gì thì chỉ cần hiểu một cách đơn giản như sau: Cảm biến hình ảnh là hệ thống chuyển đổi ánh sáng thành thông tin ở dạng kỹ thuật số. Nó quyết định số lượng pixel, kích cỡ pixel, mật độ và số lượng khung hình… Module camera quyết định tiêu cự, khẩu độ và các thuộc tính khác.

Những cảm biến hình ảnh cao cấp của Sony đều nằm dưới thương hiệu Exmor RS. Model mới nhất Back Side Illuminated (BSI) 21 megapixel IMX230 đã bắt đầu được trang bị cho những model mới nhất; trong khi đó, model IMX240 đã được sử dụng trong Galaxy Note 4 và một số thiết bị S6. Model IMX234 được dùng cho chiếc LG G4.

Không chỉ bán sản phẩm của mình cho những thị trường cao cấp, những cảm biến camera tầm trung 8MP hay 13MP được bán rất chạy tại thị trường Trung Quốc, nơi các nhà sản xuất luôn mong muốn cắt giảm giá thành, cũng là sản phẩm đến từ Sony. Bộ cảm biến IMX214 13MP rất phổ biến với các nhà sản xuất như Huawei và OPPO trong vòng một năm trở lại đây.

Cảm biến

Độ phân giải

Kích cỡ cảm biến

Kích thước pixel

Thiết bị

IMX 135

13 MP (4224 x 3176)

1/3.06"

1.12 um

LG G3, Note 3, Moto X

IMX 214

13 MP (4224 x 3176)

1/3.06"

1.12 um

Find 7, Honor 6, OnePlus One

IMX 220

20.7 MP (5344 х 4016)

1/2.3"

1.2 um

Xperia Z2, Xperia Z3, Meizu MX4

IMX 234

16 MP (5312 x 2988)

1/2.6"

1.12 um

LG G4, ZTE Nubia Z9

IMX 240

16 MP (5312 x 2988)

1/2.6"

1.2 um

Galaxy S6, Note 4

Không chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp phần cứng cảm biến cơ bản, một số công nghệ như tự động lấy nét theo pha (PDAD), cảm biến HDR cũng như các công nghệ chụp hình nhanh được Sony phát triển cũng giúp công ty này giữ vững vị trí hàng đầu trên thị trường.

Một điều nữa đó là, mảng cảm biến hình ảnh có ý nghĩa quan trọng với Sony đến mức hãng này sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD để tăng năng lực sản xuất thông qua hình thức phát hành cổ phiếu từ năm 1989.

OmniVision

OmniVision là một cái tên lớn trong thị trường cảm biến hình ảnh smartphone nhưng cảm biến của công ty này phổ biến hơn với các smartphone tầm trung hoặc giá rẻ.

Một bộ cảm biến điển hình của Omini có giá chỉ 1,79 USD so với 7 USD cho một sản phẩm của Sony. Vì vậy, OminiVision dự kiến sẽ điều động thêm kinh phí cho các loại cảm biến CMOS giá rẻ đang được thị trường smartphone Trung Quốc và Ấn Độ ưa chuộng.

Cảm biến

Độ phân giải

Kích cỡ cảm biến

Kích thước pixel

Quay video

OV5640

5 MP

1/4"

1.4 um

15 fps

OV8825

8 MP

1/3.2"

1.4 um

24 fps

OV13860

13 MP

1/2.6"

1.3 um

30 fps

OV16825

16 MP

1/2.3"

1.34 um

30 fps

OV23850

23.8 MP

1/2.3"

1.12 um

24 fps

Đôi lúc, sản phẩm của OminiVision cũng xuất hiện trên các thiết bị cao cấp như HTC One M8. Công ty này cũng từng cung cấp cảm biến hình ảnh cho Apple trước khi bị Sony “câu” mất hợp đồng béo bở này.

Cách đây không lâu, OminiVision đã trình làng mẫu cảm biến hình ảnh 23.8 megapixel OV23850 dành cho smartphone sử dụng công nghệ PDAF, video binning, quay phim 4K.

Ngoài ra, OminiVision cũng là nhà cung cấp các cảm biến hình ảnh kích thước lớn và nếu bạn từng nghe đến chiếc camera Ultrapixel của HTC thì bạn nên biết OminiVision chính là nhà cung cấp sản phẩm này.

Toshiba

Toshiba cũng là một công ty có tầm ảnh hưởng trong thị trường camera smartphone. Cảm biến của hãng dù không xuất hiện nhiều trên các smartphone cao cấp ngày nay nhưng đây chính là cái tên đứng sau bộ cảm biến 41 megapixel của chiếc Nokia 808 PureView.

Gần đây, công ty này đang nỗ lực để giảm kích cỡ và hạn chế lượng điện năng tiêu thụ của cảm biến hình ảnh. Toshiba cũng tung ra model cảm biến T4K82 có khả năng quay slow motion 240 fps vào tháng 3/2015.

Những cảm biến điển hình của Toshiba thường có độ phân giải 13 và 8 MP và cả cảm biến 20 MP cho dòng cao cấp. Cảm biến BSI T4KA7 của Toshiba chính là linh kiện được sử dụng cho camera chính của chiếc HTC One M9. Giống như Sony, Toshiba cũng tích hợp công nghệ PDAF vào cảm biến. Ngoài ra, hãng này còn là chủ nhân của công nghệ 3D depth mapping và công nghệ chỉnh sáng cho phép nâng cao chất lượng hình ảnh của các đoạn video slow motion.

Hiện Toshiba đang tìm cách hướng đến các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc cũng như thị trường xe hơi, y học. Đây cũng là hãng sản xuất tham gia vào dự án điện thoại xếp hình Project Ara.

SK Hynix

SK Hynix là một công ty cung cấp bán dẫn của Hàn Quốc và cũng là đối thủ lớn trong thị trường cảm biến camera cho các smartphone giá rẻ. Khá giống với các đối thủ khác trên thị trường, công ty này sản xuất hàng loạt các loại cảm biến độ phân giải từ 8 đến 13MP và tập trung vào thị trường Trung Quốc. SK Hynix từng là nhà cung cấp cảm biến cho các smartphone giá rẻ của Samsung.

Năm ngoái, công ty này tuyên bố đang phát triển một loại cảm biến 21 megapixel. SK Hynix thu hút khách hàng bằng mức giá hấp dẫn.

Samsung

Samsung luôn nỗ lực tự sản xuất những linh kiện quan trọng nhất của smartphone, bao gồm cả cảm biến hình ảnh. Mặc dù không hoạt động với quy mô lớn như Sony, Samsung luôn cố gắng phát triển mảng kinh doanh cảm biến hình ảnh và camera của mình.

Hãng này cũng cho ra đời nhiều mẫu cảm biến bao gồm Front Side (FSI) hay Back Side Illuminated (BSI). Công nghệ cao cấp của Sony còn sử dụng các loại pixel ISOCELL nhằm giảm nhiễu hiệu quả so với các cảm biến BSI truyền thống bằng cách giảm độ lẫn giữa các pixel màu khác nhau.

Cảm biến

Độ phân giải

Kích cỡ cảm biến

Kích thước pixel

Kiểu pixel

Quay video

S5K3H5

8 MP

1/3.2

1.4 um

BSI

30 fps

S5K4H5YB

8 MP

1/4

1.12 um

ISOCELL

30 fps

S5K3L2

13 MP

1/3.06

1.12 um

BSI

30 fps

S5K3M2

13 MP

1/3.06

1.12 um

ISOCELL

30 fps

S5K2P8

16 MP

1/2.6

1.12 um

ISOCELL

30 fps

Mặc dù bạn có thể cho rằng những bộ cảm biến của Samsung sẽ có giá rất cao nhưng thực ra giá trung bình của chúng chỉ khoảng 1,93 USD. Samsung còn cung cấp nhiều mẫu cảm biến có độ phân giải từ 1.3MP đến 16MP (được trang bị cho chiếc S6).

Gần đây nhất, các cảm biến của Samsung đã xuất hiện trên những thiết bị của hãng như Galaxy S5, S6. Do khả năng sản xuất có hạn nên Samsung đã sử dụng cảm biến của chính hãng và của cả Sony cho dòng S6. Nếu nghiên cứu kỹ, bạn sẽ nhận ra điểm khác biệt đáng chú ý giữa 2 dòng cảm biến nhưng nếu đặt cạnh nhau bạn khó mà nhận ra được sự khác biệt lớn nào về chất lượng, cho du Samsung vẫn luôn là kẻ “theo sau” so với Sony.

LG

Giống như Samsung, LG vừa là nhà sản xuất sản phẩm vừa là nhà sản xuất linh kiện và cũng đang dấn bước sang thị trường camera. LG Innotek là bộ phận chuyên tập trung vào các linh kiện và thiết kế camera.

Tuy nhiên, không giống như Samsung, LG không tự sản xuất cảm biến hình ảnh cho mình mà chỉ đưa ra thiết kế module camera. Những bộ cảm biến hình ảnh trên các smartphone cao cấp nhất của LG đều sử dụng cảm biến Exmor của Sony.

Bộ cảm biến có khẩu độ rộng trên LG G4 xuất phát từ chính thiết kế của LG. Công nghệ lấy nét bằng laser trên G3 hay bảng mạch bù trừ màu hồng ngoại trên G4 cũng là sản phẩm của chính hãng này.

HTC

Giống như LG, HTC không tham gia vào mảng cảm biến hình ảnh, thay vào đó, hãng này từng vài lần thử thiết kế các module camera của riêng mình.

HTC chính là công ty tạo ra thuật ngữ “Ultrapixel” khi đưa vào sử dụng camera có có kích cỡ pixel lên tới 2.0um. Công ty này cũng thử nghiệm chế độ cảm ứng kép trên One M8 để tăng độ sâu cho ảnh. Dù có nhiều ý tưởng mới mẻ nhưng công nghệ camera của HTC vẫn không thể so được với những đổi thủ cạnh tranh.

Kết luận

Nhìn chung Sony và Samsung khá an toàn ở vị trí hàng đầu trên thị trường cảm biến. Tuy nhiên, với sự nở rộ của các smartphone giá thành thấp, cuộc cạnh tranh với các nhà sản xuất cảm biến giá rẻ sẽ ngày càng khốc liệt. Đây cũng là cơ hội cho các công ty như OminiVision, Toshiba… mở rộng ra thị phần sang châu Á.