Bữa cơm xưa độn sắn độn ngô, nắm dưa quả cà muối mặn vượt qua cơn nghèo luôn khó rình rập, khi nào cũng phải tằn tiện, dè sẻn đề phòng “tháng ba ngày tám” thiếu ăn.

Nếu có bữa nào thừa một vài nắm cơm cũng không cho gà vịt mà phải nghĩ cách tái chế để thành món ăn mới bởi cuộc sống thiếu thốn. Những ngày trời có nắng to, bữa cơm lỡ thừa một ít, các bà các mẹ thường đem phơi khô để làm nguyên liệu cho món cơm khô rang đường.

Cơm thừa sẽ được các mẹ dàn đều ra mẹt rồi hong khô trên mái hiên nhà hoặc nóc bể nước. Những ngày nắng hè gay gắt, được mẹ giao trông chừng lũ chim sà xuống ăn vụng, nhiều hôm gió thổi nhè nhẹ, dựa gốc cây nhìn vào sân mà mắt ríu lại, giật mình choàng dậy thấy mẹt cơm ít ỏi đã lẹm đi một góc.

Sau vài ngày hong dưới nắng hè oi ả, những hạt cơm bắt đầu khô keo, trong đục. Mấy đứa trẻ tò mò nếm thử, dai dai và hơi nhạt, không thú bằng mấy món hái trộm từ bờ rào hàng xóm. Thế thôi, nhưng cất vào hũ sành, đậy kín lại đặt cẩn thận vào cái tủ gỗ cũ kỹ trong bếp là có cả một kho đặc sản, mưa phùn gió bấc đem bắc chảo gang ra chế biến.

{keywords}
 

Thường thì những hạt cơm đã phơi khô sẽ dính vào nhau, nên phơi xong các bà các mẹ phải giã nhẹ tay cho vừa đủ rời hạt. Mỗi lần nghe nói mẹ sắp làm món cơm khô rang đường là lũ trẻ lại vội vàng phủi phủi tay đầy đất vào quần, quệt ngang mũi rồi chạy vào bếp xem mẹ đảo cơm trên bếp củi nhỏ lửa.

Chúng reo lên thích thú khi thấy hạt cơm nảy tung tăng trên chảo. Lũ trẻ vừa lấy tay xua khói vừa bình luận mãi cho đến khi hạt cơm nở bung, căng phồng màu vàng ươm, háo hức nhìn mẹ đổ nước đường pha sệt để hạt cơm phủ bóng, mẹ đảo đều tay nhanh nhẹn để chúng không bị cháy và vón cục. Đứa nào đứa nấy chăm chú nhìn, nước miếng ứa ra.

Cơm khô rang đường xưa đơn giản chỉ có mỗi đường, cũng có những lần được thêm chanh, ớt, tỏi dậy mùi thơm tỏa đều căn bếp làm lũ trẻ lúc nào cũng thèm ăn phải hít hà căng lồng ngực. Chưa kịp bắc ra cho nguội đã thấy cái rột roạt giòn ngọt vui tai, đã thấy từng hạt cơm tan dần trong miệng, có đứa lén nhón một ít bị bỏng tay kêu oai oái nhưng vẫn đưa vào miệng vừa nhai vừa thổi phù phù.

{keywords}
 

Cơm khô rang đường râm ran trò chuyện những ngày đông là món ăn cần kiệm mà xa xỉ của tuổi thơ khó khăn, thiếu thốn vì cái thời hạt thóc, hạt gạo quý như ngọc ấy không phải bữa nào lúc nào cũng có cơm thừa. Để bây giờ vào những ngày đông giá rét, hay những ngày mưa rả rích dài đằng đẵng, nhìn bầu trời bỗng thấy sống mũi cay cay nhớ thời thơ ấu, chợt nôn nao thèm một nắm cơm rang đường thuở nào.

Món hủ tiếu lạ miệng nhưng chất lừ ở Sài Gòn

Món hủ tiếu lạ miệng nhưng chất lừ ở Sài Gòn

Hủ tiếu dê, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu phá lấu hay hủ tiếu bột lọc là những món ăn lạ miệng nhưng ngon hết xảy ở nơi được mệnh danh là thành phố không ngủ - Sài Gòn.

Món mì cổ truyền của Trung Quốc được làm bằng… ống tre dài 2 mét

Món mì cổ truyền của Trung Quốc được làm bằng… ống tre dài 2 mét

​Mì Jook-sing (mì sào tre) là một trong những loại mì sợi độc đáo nhất của Trung Quốc. Người ta dùng cây sào tre để cán bột.

Những món ăn bán đầy vỉa hè Việt bất ngờ “nổi danh” trên báo Tây

Những món ăn bán đầy vỉa hè Việt bất ngờ “nổi danh” trên báo Tây

Ngoài phở và bún chả, nhiều món ăn ở Việt Nam như: bánh mỳ, bánh xèo, hủ tiếu… cũng được nhiều chuyên trang ẩm thực uy tín trên thế giới đánh giá là những món ngon đường phố có hương vị độc đáo, thơm ngon.

Gà hấp muối sả bằng nồi cơm điện tiện lợi vô cùng

Gà hấp muối sả bằng nồi cơm điện tiện lợi vô cùng

Chỉ với chiếc nồi cơm điện, bạn đã có thể làm được món gà hấp muối ngọt dai, thơm lừng mùi sả ngon đúng điệu.

Bí mật phía sau 'mâm chè dì Gái' nổi tiếng bất đắc dĩ ở Sài Gòn

Bí mật phía sau 'mâm chè dì Gái' nổi tiếng bất đắc dĩ ở Sài Gòn

30 năm qua, mâm chè, bánh của dì Gái (hẻm 211 Hoàng Hoa Thám, quận Phú Nhuận, TP.HCM) vẫn nườm nượp khách dù không có biển hiệu. Mâm hàng này còn thu hút thực khách bởi những câu chuyện thắm ân tình của người Sài Gòn.

Theo Dân Việt