Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.

Bệnh tiến triển theo hướng tâm thần phân liệt, tư duy lệch lạc, tác phong khó hiểu, có các triệu chứng hoang tưởng ảo giác vô cảm. Hiện nay điều trị chỉ theo triệu chứng, thể bệnh theo giai đoạn.

Giai đoạn đầu từ 2-4 năm: người bệnh có tính hay quên, quên tên bè bạn, quên các đồ vật như bật lửa, chìa khóa, túi xách tay, vừa mới đó mà không biết để ở đâu, tìm kiếm lâu mới thấy; hoặc sự việc vừa mới xảy ra đã quên, ai hỏi bảo không biết…

Giai đoạn 2 thường từ 2-8 năm: trí nhớ ngày càng giảm dần, ngay cả tên người trong gia đình, họ hàng bà con cũng quên. Những kỷ niệm của quá khứ thì nhớ; còn việc vừa mới xảy ra vài ngày thì quên; khó khăn khi tập trung tư tưởng chú ý điều gì đó, đôi khi không nhớ lời, chữ diễn đạt, muốn xa lánh mọi người, có thái độ trầm cảm.

{keywords}
Ngồi thiền

Giai đoạn 3 kéo dài 2-3 năm: người bệnh trở nên lẫn trí và mất định hướng, nhất là về ban đêm, hay mất ngủ, không nhận ra người trong gia đình, trả lời sai các câu hỏi, không tự chủ trong việc đi đại tiểu tiện, có lúc buồn buồn bơ vơ, hoặc nổi nóng giận dữ, mất ý thức giao tiếp xã hội… Cuối cùng bệnh nhân nằm liệt giường và chết.

Cách điều trị, hóa giải bệnh sa sút trí tuệ của các nhà khí công sư, thiền sư và các nhà châm cứu học là phải tác động tăng năng lượng sinh học thông tin ở vùng trán và vùng đỉnh đầu bằng liệu pháp xoa bóp day bấm huyệt, tập khí công dưỡng sinh, thiền định kết hợp với thể dục đi bộ, ăn uống đủ chất làm việc nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Phải chủ động tập luyện từ lúc còn trẻ, không hút thuốc, uống bia rượu. Khi lớn tuổi nếu mắc bệnh tim mạch, nhất là mạch máu não, tăng huyết áp, đái tháo đường phải điều trị sớm, tích cực.

Một số cách tập luyện giúp giảm nhẹ triệu chứng của Alzheimer:

Xoa bóp bấm huyệt: xoa 2 bàn tay cho nóng rồi xoa bóp đỉnh đầu, hai bán cầu não, trước trán, hai bên động mạch cảnh cổ, sau gáy từ chân tóc đến bờ vai. Tiếp theo day bấm các huyệt: bách hội, nội quan, thần môn, túc tam lý, tam âm giao, dũng tuyền, chí âm. Công hiệu: điều hòa khí huyết, lưu thông khắp cơ thể, ổn định thần kinh, tăng năng lượng sinh học cho não, ngủ ngon giấc.

{keywords}
Xoa bóp đầu

Tập khí công dưỡng sinh: tập ở tư thế đứng, nằm, ngồi đều được nhưng ngồi là tốt nhất. Người đã tập yoga, khí công thì ngồi theo tư thế đã tâp, người chưa tập thì ngồi tư thế bình thường, hai bàn tay chồng lên nhau, bàn tay này để trong lòng bàn tay kia đặt dưới rốn, đè nhẹ lên bắp chân, ngồi tĩnh lặng, quán tưởng màu đỏ ở trước trán, hít thở vào nhẹ và sâu, màu đỏ theo đỉnh đầu chạy dọc sống cổ, sống lưng đến xương cùng cụt; thót hậu môn điều năng lượng màu đỏ sang huyệt hội âm, lên đan điền (dưới rốn 4cm)… 

{keywords}
Day huyệt bạch hồi

Nín thở lâu mau tùy sức, kết hợp quán tưởng màu đỏ tràn ngập vùng rốn, bụng, rồi toàn thân… Thở ra… Nín thở một ít. Đây là 1 hơi thở trong tập khí công dưỡng sinh. Rồi lại tiếp tục thở lần thứ hai như thở lần thứ nhất. Thở có quán tưởng màu đỏ 10 lần.

Chuyển sang thở có quán tưởng mầu chàm cũng 10 lần. Lần thứ ba thở quán tưởng mầu vàng kim tuyến cũng 10 lần. Mầu đỏ: sự quyết tâm, tăng năng lượng nhiệt. Màu chàm: vui vẻ, mát mẻ, làm hạ nhiệt. Màu vàng kim tuyến: thư giãn, ổn định thần kinh, quân bình âm dương.

{keywords}
Huyệt nội quan
{keywords}
Huyệt thần môn

Thiền định: thiền là phương pháp dưỡng sinh cổ truyền, làm cho tâm hồn tĩnh lặng bằng cách chỉ và quán. Chỉ là dứt suy nghĩ miên man. Quán là chuyên chú suy nghĩ về một cảnh nhất định. Mục đích của thiền là định, nghĩa là tâm không tán loạn. Có nhiều phương pháp để tâm không tán loạn như quán hình ảnh, quán hơi thở quán, châm ngôn (thần chú). Dinh có 4 cảnh giới:

- Sơ thiền: xa lìa dục vọng, xa lìa mọi thói hư tật xấu.

- Nhị thiền: định tâm không để tâm tán loạn.

- Tam thiền: làm chủ được tâm.

- Tứ thiền: hoàn toàn làm chủ cả tâm và thân.

Khi đạt đến tứ thiền có thể làm chủ hệ thần kinh thực vật, tự điều khiển nhịp tim, hơi thở, huyết áp, thân nhiệt… theo ý muốn của mình. Điều này có thể giải thích tại sao các nhà yoga An-Độ có thể tự chôn sống hoặc vùi đầu trong cát.

Tọa thiền nhằm tập luyện giữ gìn tâm trong sáng và cơ thẻ khỏe mạnh làm được nhiều tốt đẹp có ích cho đời chứ không phải nhằm đạt phép thần thông hô phong hoán vũ tốn nhiều thời gian mà kết quả quả viễn vông, chẳng nên công cán gì.

5 cách tăng cường trí nhớ ở người cao tuổi

5 cách tăng cường trí nhớ ở người cao tuổi

Giảm trí nhớ là điều thường thấy ở nhóm người trung cao tuổi. Tuy nhiên, người ta có thể can thiệp để làm chậm quá trình này thông qua một số khuyến cáo đơn giản, dễ thực hiện dưới đây.

Đối phó với chứng lãng tai ở người cao tuổi

Đối phó với chứng lãng tai ở người cao tuổi

Quá trình lão hóa khiến người cao tuổi phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tình trạng suy giảm thính lực. Nếu không sớm điều trị, suy giảm thính lực sẽ gây ra chứng lãng tai hoặc dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.

Chuyện ấy tuổi già: Vui bà, hỏng ông

Chuyện ấy tuổi già: Vui bà, hỏng ông

Nam giới trên 57 tuổi quan hệ tình dục thường xuyên và quá hứng khởi có nguy cơ bị đau tim, trong khi với phụ nữ cùng độ tuổi lại giảm nguy cơ tăng huyết áp.

“Siêu thực phẩm” cho tuổi già khỏe mạnh

“Siêu thực phẩm” cho tuổi già khỏe mạnh

 Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM tư vấn bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi, đặc biệt về vấn đề “Sữa và sức khoẻ người cao tuổi”.

3 bí quyết tăng sức đề kháng cho người cao tuổi

3 bí quyết tăng sức đề kháng cho người cao tuổi

“Để duy trì sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và sự linh hoạt, dẻo dai ở người lớn tuổi cần có sự kết hợp ăn ý giữa việc luyện tập thể chất, thư giãn tinh thần và một chế độ dinh dưỡng hợp lý.”

Theo SK&ĐS