Một năm sau khi hàng nghìn người thiệt mạng trong trận sóng thần, tin đồn về những hồn ma lởn vởn ở đã lan truyền khắp Ishinomaki, tỉnh Miyagi khi thành phố đang cố gắng thoát khỏi ám ảnh của bi kịch này.

TIN BÀI KHÁC:


Vùng thảm họa đi qua năm 2011 (ảnh trên) và năm 2012.

Một dự án tái thiết đã bị bị đình trệ bởi nỗi sợ hãi về những linh hồn chưa yên nghỉ của những nạn nhân thiệt mạng vào hồi tháng Ba năm ngoái sẽ đem lại xui xẻo.

"Tôi nghe đồn những công nhân sửa sang lại khu nhà đã bị hồn ma làm cho phát ốm"-Satoshi Abe (64 tuổi) nói và chỉ tay về phía siêu thị đang được khôi phục.

"Người chết ở khắp nơi, ở đây và ở kia nữa. Cả thành phố đầy rẫy những câu chuyện như vậy"-ông cho biết.

Tại một số nơi trên cảng cá danh tiếng một thời, dấu hiệu của sự sống đang dần dần trở lại: những ngôi nhà được sửa sang, các doanh nghiệp đi vào hoạt động và trẻ em lại tới trường.

Tuy nhiên, với một thành phố có tới 1/5 trên tổng số 19.000 người đã mất đi sự sống, rất ít người nghĩ rằng mọi thứ có thể quay trở lại bình thường.

Shinichi Sasaki cho biết ký ức về ngày 11 tháng 3 năm 2011 không bao giờ phai nhạt và những ý nghĩ về các hồn ma cứ lẳng vẳng trong tâm trí những người dân ở đây.

"Nếu bạn quen với một ai đó thiệt mạng và cái chết đến quá đột ngột, bạn có lẽ sẽ cảm thấy người đó vẫn hiện hữu. Tôi không tin vào ma nhưng tôi có thể hiểu tại sao cả thành phố đầy rẫy những tin đồn."

Một người lái xe taxi, giấu tên, cho biết anh không dám dừng lại ở một số khu vực trong thành phố, nơi đã bị xóa sổ bởi cơn sóng thần vào tháng Ba năm ngoái, bởi anh lo lắng rằng khách hàng của mình có thể là một linh hồn.

Một người phụ nữ sống trong thành phố cũng kể rằng chị đã nghe về câu chuyện từng dòng người chạy về phía các dãy núi như thể họ đang cố gắng để chạy thoát những cơn sóng.

Cầu nguyện cho linh hồn người xấu số được an nghỉ.

Các nhân viên tư vấn và học giả nói rằng niềm tin về các hồn ma là chuyện khá bình thường sau một thảm kịch khủng khiếp và tạo thành một phần của tiến trình hàn gắn trong một cộng đồng.

Nhà nhân chủng học văn hóa Takeo Funabiki cho biết những câu chuyện siêu nhiên là hoàn toàn "tự nhiên".

"Mọi người thường cảm thấy rất khó khăn để chấp nhận cái chết, cho dù họ là người cực kỳ mê tín hay có đầu óc khoa học.

"Một cái chết đột ngột thường khiến người ta khó mà chấp nhận. Khi nhiều người khó mà chấp nhận một điều gì đó, họ có thể tìm thấy sự lý giải trong những tin đồn hay nghi lễ cho người chết. "Điều đáng quan tâm là những chuyện đó lại trở thành đề tài để mọi người chia sẻ với nhau."

Đối với những người mất đi người thân, những truyền thống đi kèm với cái chết tại Nhật Bản thường phục vụ cho mục đích của họ.

Linh mục Shinto đã được mời tới để an ủi linh hồn của những người đã chết và dọn đường cho họ sang thế giới bên kia trước kia làm sạch những nơi xác của họ được tìm thấy.

Koji Ikeda, một bác sỹ chuyên khoa và giảng viên tại Học viện tư vấn Nhật cho biết "những người sống sót có tâm lý phức tạp khác nhau: sợ hãi, lo lắng, đau buồn hoặc mong muốn người đã chết sống lại."

"Có lẽ khối cảm xúc phức tạp đó đã khiến những người không chấp nhận được thực tế phải tìm tới những câu chuyện về các hồn ma...Cảm xúc mãnh liệt cần phải được giải tỏa để mọi người có thể chấp nhận được cuộc sống mới và hướng về phía trước với nỗi đau thương".
Trong khi một vài người trong thành phố sẽ nói chuyện cởi mở về chuyện nhìn thấy ma, nhiều người chuẩn bị tâm lý gặp các linh hồn trên các đường phố vắng vẻ.

Yuko Sugimoto cho biết cô không mê tín và chưa bao giờ nhìn thấy ma. Tuy nhiên cô vẫn nghi ngờ rằng họ có thể lẩn trốn đâu đó trong bóng tối.

"Nhiều người đang sống cuộc sống bình thường đột ngột qua đời"-cô nói. "Tôi chắc rằng họ rất khó để chấp nhận điều đó. Thật là lạ nếu như bất không nghe thấy bất cứ điều gì về họ".

Sầm Hoa (Theo Japantoday)