>> 'Đòi' giảm 50% phí cao tốc TP.HCM- Trung Lương
>> Rối ren thu phí trên cao tốc TP.HCM- Trung Lương
VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hùng:
Ông Nguyễn Mạnh Hùng. |
Mức phí đang áp dụng thu tại cao tốc TP.HCM - Trung Lương hiện nay là quá cao và thực tế Hiệp Hội vận tải ô tô TP.HCM đã có văn bản báo cáo với Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ GTVT nghiên cứu giảm mức phí này.
Tôi nghĩ, phí thu đầu phương tiện phải hiểu một cách rõ ràng bản chất là thu của dân. Các doanh nghiệp vận tải chỉ thay người tiêu dùng đóng phí này, giá bao nhiêu họ cứ đưa vào giá cước vận tải và nếu là vận tải khách thì hành khách phải chịu, vận tải hàng hoá thì chủ hàng chịu...
Trong bối cảnh hiện nay Nhà nước đang chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định an sinh xã hội, nếu cộng thêm khoản phí này vào tất yếu ảnh hưởng đến mức sống của người dân.
Do vậy theo tôi,
cần phải có điều chỉnh cho phù hợp để vừa giảm chi tiêu cho người dân, đồng
thời vừa giảm làm phát.
- Nhưng chủ đầu tư đưa ra mức phí thu dựa trên cơ sở tính toán để thu hồi
vốn và đã được Bộ GTVT kiến nghị Bộ Tài chính phê duyệt?
Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục giữ mức phí cao như vậy thì sẽ có hai tình huống xảy ra. Một là phương tiện sẽ tránh đường cao tốc để đi lại vào QL.1. Vì các doanh nghiệp vận tải hàng hoá đã ký hợp đồng với khách hàng rồi nên bây giờ thu giá hàng hoá tăng theo giá cước thì họ sẽ không đồng ý.
Hai là nếu cứ đi theo đường cao tốc thì doanh nghiệp vận tải lỗ.
Mức phí quá cao khiến các doanh nghiệp vận tải "kêu trời". |
- Vậy theo ông, phí đường cao tốc TP.HCM
- Trung Lương nên được thu thế nào để hợp lý cho cả doanh nghiệp vận tải và
cả chủ đầu tư?
Theo tôi cần sớm nghiên cứu để giảm mức phí này xuống. Với dự án BOT có thể
kéo dài thời gian thu phí đường ra thay vì thu mức quá cao. Ví dụ, anh quy
định cho thu 25 năm thì có thể kéo dài thời gian thu lên 35 đến 40 năm như
vậy mức phí sẽ giảm xuống.
Thu mức phí giảm xuống không hẳn chủ đầu tư chịu thiệt. Theo phản ánh thì
hiện nay cao tốc Trung Lương - TP.HCM lượng xe chạy giảm 50%, điều này gây
thất thu cho chủ đầu tư.
Do vậy, nếu thu phí giảm đi thì mật độ xe
chạy sẽ tăng lên và tổng thu phí trong một thời gian nhất định sẽ tương
đương với mức phí giảm.
- Nhưng trước tình trạng doanh nghiệp vận tải tránh đường cao tốc, chủ
đầu tư đang dự tính sẽ xây dựng một trạm thu phí phụ cho cao tốc TP.HCM -
Trung Lương tại QL.1?
"Theo tôi chủ đầu tư
cao tốc TP.HCM - Trung Lương đừng tham thu phí quá cao mà nên phục
vụ tốt hơn cho tuyến đường đảm bảo an toàn để khuyến khích xe đi vào
tuyến đường này. Nếu như hiện tại lưu lượng xe trên đường cao tốc giảm 50 % anh thu giảm xuống thì lưu lượng xe đi vào tuyến đường sẽ tăng lên và mức thu cũng sẽ tăng.Thay vì anh thu 640.000 đồng/ xe container thì anh có thể thu xuống 320.000 đồng/ xe", ông Nguyễn Mạnh Hùng nói. |
Tôi cũng thấy có đề xuất xây dựng trạm thu phí ở QL.1, nhưng về nguyên tắc tôi cho rằng không thể lấy đó làm nguồn thu để bù cho đường cao tốc được.
Tôi đi trên QL.1 tôi chỉ nộp theo mức quy định
của Bộ Tài chính, không thể chịu mức phí cao hơn.
Ngoài ra, theo quy định của Bộ Tài chính, khoảng cách đặt trạm thu phí không
dưới 70 km. Vì vậy, nếu có thu thì cũng không phải thu cho đường cao tốc mà chỉ
thu cho QL.1.
Ngoài ra, việc chủ đầu tư dựng trạm thu phí tại QL.1 sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Bởi,
Bộ GTVT đã trình Chính phủ Nghị định về phí bảo trì đường bộ. Mà khi thực hiện
phí này thì nhà nước phải giải tán các trạm thu phí thu, không để tình trạng
"phí chồng lên phí".
Theo tôi, không nên đặt thêm trạm thu phí trên QL.1 nữa vì mục tiêu của việc xây
dựng trạm thu phí này là muốn các phương tiện phải đi vào cao tốc Trung Lương,
điều này sẽ gây ra nhiều tranh cãi và bất cấp trong quá trình thực hiện.
- Theo ông, bất cập nhất của thu phí đường ở nước ta hiện nay là gì?
Một nhà đầu tư nào đã bỏ tiền ra để đầu tư vào đường giao thông thì phải tính có
lời. Muốn có lời thì một điều rất quan trọng là phải phụ thuộc vào lưu lượng
phương tiện hoạt động trên tuyến đường đó. Lưu lượng càng nhiều thì mức thu sẽ
càng lớn, thu hồi vốn càng nhanh và ngược lại.
Hiện nay vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, do vậy nhà nước có giải pháp đột phá để
tìm thêm nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông. Khi các nhà đầu tư thấy có hiệu
quả thì họ mới đầu tư. Thế nhưng bây giờ có mâu thuẫn, giữa chủ trương kêu gọi
các nhà đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và chủ trương hạn chế phương tiện cá
nhân.
Hiện cả nước có gần 1,8 triệu ô tô, trong khi nền kinh tế khó khăn nên trong năm
2011 nhiều doanh nghiệp đang dừng hoạt động và phá sản thì việc ô tô tăng lên
phục vụ cho đời sống sản xuất sẽ chậm lại, lượng xe vận tải hàng hóa cũng ít đi.
Xe ít chạy trên đường thì việc thu phí hoàn vốn sẽ chậm.
- Xin cảm ơn ông!
Vũ Điệp (Thực hiện)