Tại công Hội nghị quốc tế về "Cải tiến các tiêu chuẩn tối thiếu về an toàn lao động" tổ chức ngày 18/11/2003 tại Boston. Tại đây, các chuyên gia các nhà lãnh đạo quốc tế đã cùng chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan tới đặt ra tiêu chuẩn an toàn của lao động tối thiểu tại các nhà máy tại các nước đang phát triển làm nhà thầu cho các công ty xuyên quốc gia ở các nước phát triển.

Tại đây, một quan chức của nhóm bán lẻ châu Âu tỏ ra quan ngại và cho rằng các nhà bán lẻ Mỹ sẽ được lợi “miễn phí” trên những cố gắng của châu Âu - trong đó bao gồm H&M, Carrefour và hơn 100 nhà bán lẻ khác - trong việc tài trợ cho những cải thiện an toàn lao động tại hàng trăm nhà máy.

Các thành viên nhóm do châu Âu dẫn đầu, Liên mình về An toàn cháy nổ và nhà xưởng ở Bangladesh, đã thực hiện các cam kết có giá trị giúp chi trả cho các biện pháp phòng cháy chữa cháy và nâng cấp nhà xưởng sau khi nhiều thiếu sót về an toàn lao động được phát hiện tại hơn 1.600 nhà máy may Bangladesh đang cung cấp hàng hóa cho các thành viên liên minh có hoạt động ở Bangladesh. Trong khi đó nhóm do các nhà bán lẻ Mỹ dẫn đầu với 26 thành viên, bao gồm cả Walmart Stores, Target & Gap, đã dừng thực hiện các cam kết bắt buộc này, chỉ hứa sẽ cung cấp các khoản vay cho các chương trình cải thiện.

Ông Scott Nova, giám đốc điều hành của Hiệp hội Nhân quyền - nhóm bảo vệ quyền lợi của người lao động có trụ sở tại Washington, là một thành viên của liên minh do châu Âu lãnh đạo, cho biết các thành viên có một "mối quan tâm đặc biệt với sự hưởng lợi không trả phí này".

{keywords}

Ông Jeff R. Krilla, chủ tịch của nhóm do các nhà bán lẽ Mỹ chủ đạo - Liên minh vì sự an toàn của lao động Bangladesh, tỏ ra ngạc nhiên trước những lời chỉ trích và lưu ý rằng liên minh của ông đồng ý sẵn sàng chi 100 triệu USD thông qua các khoản vay chi phí thấp cho việc tài trợ cải thiện an toàn của các chủ sở hữu nhà máy sản xuất Bangladesh.

Trao đổi tại hội nghị trực tuyến về “Cải tiến các tiêu chuẩn tối thiếu về an toàn lao động”, ông Krilla cho biết các thành viên trong nhóm đang thực hiện một cam kết tài chính quan trọng nhằm cải thiện an toàn với tổng giá trị lên tới 50 triệu USD trong vòng 5 năm từ sự đóng góp của nhiều nhà bán lẻ trong liên minh. Hai nhóm, được thành lập sau sự kiện nhà máy Rana Plaza sụp đổ vào cuối tháng tư đã làm chết hơn 1.100 người lao động, chỉ mới bắt đầu tiến hành kiểm tra tại các nhà máy. Mặc dù có một vài bất đồng, nhưng họ đã hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm phát triển các tiêu chuẩn kiểm tra chung về an toàn cháy nổ và xây dựng.

Ông Srinivasa B. Reddy, giám đốc văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế ở Bangladesh, đã chỉ ra sự thay đổi trong quan điểm của các chủ sở hữu nhà máy sản xuất tại Bangladesh, những người trước đó thường xuyên bị phía Hoa Kỳ và các nước khác chỉ trích việc lảng tránh các vấn đề về an toàn và đàn áp các công đoàn lao động.

Ông Reddy nói: "Các chủ sở hữu nhà máy sản xuất tại Bangladesh đã nhận thức rõ ràng rằng ngành công nghiệp có thể lâm vào khủng hoảng trừ khi các vấn đề cải thiện an toàn và quyền lao động được giải quyết".

Điều này có thể làm cho các đơn đặt hàng từ công ty phương Tây sẽ giảm đi. Bangladesh là quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, xuất khẩu gần 20 tỷ USD hàng may mặc mỗi năm.

Trong hội nghị trực tuyến, ông Nova, đối chiếu với ý kiến của liên minh do các nhà bán lẻ Mỹ dẫn đầu, nói rằng các thành viên còn lo ngại về "sự thiếu vắng to lớn khi không có sự tham gia của những người lao động" nếu bàn về nỗ lực an toàn nhà máy.

Nhóm liên minh do châu Âu dẫn đầu có hai thành viên khổng lồ là hai liên đoàn IndustriALL và Uni Global với hàng chục triệu thành viên. Liên minh do Mỹ dẫn đắt không có bất kỳ công đoàn chính thức nào tham gia, nhưng ông Krilla cũng cho biết liên minh của ông dự kiến ​​sẽ hợp tác chặt chẽ với các công đoàn Bangladesh.

Trong những tháng gần đây, Walmart, H&M và các nhà bán lẻ khác đã tài trợ cho các cuộc kiểm tra an toàn khẩn cấp tại các nhà máy của họ, một phần để ngăn chặn một thảm họa mới trước khi kêu gọi kiểm tra thống nhất trong nhóm bắt đầu tại hàng trăm nhà máy.

Ông Kevin Gardner, một phát ngôn viên của Walmart cho biết, các báo cáo chỉ ra rằng nhiều nhà máy đã "thực hiện cải tiến thực tế đang giúp các chuỗi cung ứng an toàn hơn cho hàng ngàn công nhân ở Bangladesh."

Ông Gardner nói, đánh giá về an toàn của 34 trong số 75 nhà máy đã tăng từ hạng D hoặc C lên hạng A hoặc B.

"Đây là lần đầu tiên một nhà bán lẻ công bố kết quả kiểm tra nhà máy sản xuất trên quy mô này", ông Gardner nói. "Chúng tôi tin rằng minh bạch là yếu tố cần thiết để cải thiện an toàn lao động tại Bangladesh."

Tuy vậy, trong một cuộc phỏng vấn khác, ông Nova lại lên tiếng chỉ trích báo cáo kiểm tra của Walmart là không đầy đủ. "Tôi mong đợi được xem nhiều nội dung chi tiết hơn," ông nói. "Họ thực sự không chỉ ra đâu là mối nguy hiểm cụ thể hoặc thực tế."

Ông ca ngợi Walmart đã tiết lộ tên các nhà máy của mình, đây là việc mà nhiều nhà bán lẻ từ chối công khai. "Nhưng nó không có nghĩa lý gì nếu chỉ dừng ở việc công bố thông tin", ông bổ sung, "Không có cách nào cho công nhân tại một nhà máy báo cáo  về các mối nguy hiểm cụ thể mà họ phải đối mặt, cho dù đó là việc thiếu cầu thang kín chống khói hay cái gì khác đi nữa."

Dịch từ bài viết của Steve Greenhouse đăng trên tờ New York Times.