Điều tôi tiếc nhất là trong 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chúng ta đã phần nào khai thác được cơ hội từ hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng lại bỏ lỡ cơ hội cải cách để phát triển kinh tế theo hướng thị trường hơn, hiệu quả hơn, cạnh tranh hơn, công bằng và bền vững hơn.
Nhìn lại 10 năm qua, có thể thấy hai lĩnh vực nước ta tương đối thành công khi tham gia WTO là xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực khác về kinh tế, chúng ta không đạt được kết quả mong muốn.
Về nhập khẩu, mức độ tăng nhập khẩu đã vọt lên, cao hơn nhiều so với ước tính ban đầu, khiến cho một mặt nhập siêu tăng cao, mặt khác nhiều ngành hàng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh rất nặng nề trước sự lấn sân trên thị trường trong nước của hàng ngoại.
Hai lĩnh vực nước ta tương đối thành công khi tham gia WTO là xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Trong ảnh: Kho ngoại quan cảng Cát Lái, TPHCM. Ảnh: Mai Lương/ TBKTSG |
Về dòng vốn, trong khi vốn đầu tư từ bên ngoài tăng mạnh và các dòng vốn từ trong nước cũng tăng lên, chúng ta lại không trung hòa và lái được những dòng vốn đó vào đầu tư phát triển những ngành căn cơ cho nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng... mà lại để chúng đổ dồn quá nhiều vào những hoạt động mang tính đầu cơ trong các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, góp phần đẩy lạm phát và lãi suất tín dụng lên cao, gây bất ổn kinh tế vĩ mô và những khó khăn lớn cho đông đảo doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông dân và dân cư.
Về phát triển doanh nghiệp, cạnh tranh và thị trường rộng mở hơn đã giúp nhiều doanh nghiệp trong nước trưởng thành lên và phát triển tốt hơn, song môi trường kinh doanh chưa bằng phẳng lại khiến phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa bị chèn ép quá mức, đến nỗi không những không lớn lên được mà còn teo tóp đi.
Ngay trong hai lĩnh vực tương đối thành công là xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, cũng có không ít vấn đề, như cơ cấu xuất khẩu nặng về hàng nguyên liệu thô và gia công, giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc nặng vào một số ít thị trường; đầu tư nước ngoài chủ yếu khai thác cơ hội thị trường trong nước và xuất khẩu dựa trên lao động giá rẻ, tài nguyên, ưu đãi thuế, gần như không chuyển giao công nghệ và rất ít kết nối với doanh nghiệp trong nước...
Những vấn đề nêu trên không phải do bản thân WTO gây ra, mà đều có nguyên nhân chính là nội lực của ta yếu, và chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội cải cách theo yêu cầu từ bên trong và việc tham gia WTO để phát triển kinh tế theo hướng thị trường hơn, hiệu quả hơn, cạnh tranh hơn, công bằng và bền vững hơn.
Trong 5-6 năm trước khi tham gia WTO, chúng ta đã có những cải cách mạnh về thể chế kinh tế trong nước, với hàng loạt đạo luật mới, quan trọng được ban hành hoặc sửa đổi, dựa trên những nguyên tắc và quy định cơ bản của WTO. Cuộc cải cách hành chính cũng được khởi xướng và bước đầu thực hiện, nhằm nâng năng lực quản lý nhà nước ở cả cấp quốc gia và cấp địa phương. Nhờ đó nền kinh tế đã vượt qua những khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và những cải cách từ đầu đổi mới đã tới giới hạn (như các chính sách đối với khu vực tư nhân trong nước, thuế, thương mại, đất đai, tín dụng, chính sách cạnh tranh...), khai thác tốt cơ hội từ hiệp định thương mại song phương với Mỹ, tăng trưởng khá cao và ổn định, tạo nền tảng cho nước ta gia nhập WTO. Chúng ta đã kỳ vọng tham gia WTO tạo thêm động lực, áp lực và nguồn lực mới để cải cách mạnh hơn, đạt kết quả cao hơn trong việc hình thành thể chế kinh tế thị trường đầy đủ ở nước ta.
Tiếc rằng sau khi tham gia WTO, chúng ta không tiếp tục thực hiện tốt những cải cách thể chế đã có, cũng không tận dụng được những cam kết với WTO để thúc đẩy cải cách, đặc biệt trong những lĩnh vực quan trọng như doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đầu tư công, hình thành các thị trường nhân tố như vốn, đất đai, lao động, công nghệ... hay phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế.
Ví dụ như với DNNN, thay vì thực hiện ba cam kết với WTO, chúng ta lại thúc đẩy hình thành một loạt tập đoàn kinh tế và DNNN quy mô lớn, dồn các nguồn lực và cơ hội kinh doanh vào đây, biến một số trong đó thành nơi ẩn náu để né tránh cổ phần hóa và tạo điều kiện hình thành hàng loạt doanh nghiệp tư nhân “sân sau”. Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008, chúng ta lại ứng phó bằng cách đổ ra một gói kích cầu quá lớn và tăng đầu tư của Nhà nước và DNNN.
Mong muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao và quy mô lớn trong một số lĩnh vực đã dẫn tới những hậu quả mang tên Vinashin, những dự án lớn trong các lĩnh vực thép, lọc dầu, bất động sản... trong đó vẫn gắn với cơ chế xin - cho, ưu đãi, bảo hộ... chứ không dựa theo các nguyên tắc cạnh tranh, phân bổ nguồn lực hiệu quả theo tín hiệu thị trường. Do vậy, cơ chế kinh tế vẫn mang nặng tính xin - cho, môi trường kinh doanh trong nước dù có cởi mở hơn cũng vẫn thiếu minh bạch, bình đẳng, tạo cơ sở cho các nhóm lợi ích, nhóm thân hữu lớn nhỏ hình thành, gây nên những méo mó trong cơ cấu nhiều mặt.
Xu hướng bảo hộ mậu dịch trên thực tế đã tăng lên kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra cuối năm 2008. Vài năm gần đây, xu hướng khu vực hóa với các hiệp định thương mại tự do (FTA) tăng lên để các nước liên quan giải tỏa phần nào những tắc nghẽn trong các vòng đàm phán của WTO. Giờ đây Tổng thống Mỹ Donald Trump và một số nước theo xu hướng dân túy đang kích hoạt xu hướng bảo hộ mậu dịch mới. Thực tế này chắc chắn làm cho hành trình mở cửa, hội nhập của Việt Nam khó khăn hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất quyết định khả năng hội nhập và sự phát triển của nước ta về lâu về dài vẫn là nội lực. Không có nội lực mạnh, thì hội nhập cũng không thể thành công như mong muốn. Trên thế giới này, chẳng có nước nào phát triển được chỉ bằng sức mạnh từ bên ngoài, bởi lẽ sức mạnh từ bên ngoài có thể giúp tăng trưởng, nhưng lại đẩy vào vị thế phụ thuộc, và không thể có phát triển đúng nghĩa.
Nội lực ở nước ta, như suốt 30 năm đổi mới và 10 năm tham gia WTO cho thấy, chỉ có thể tăng cường một cách bền vững bằng cách thực hiện cuộc cải cách thể chế tối cần thiết bên trong nền kinh tế của mình. Vì vậy, sau 30 năm đổi mới và 10 năm tham gia WTO, chúng ta lại đang khát khao một cuộc đổi mới lần thứ hai để đưa đất nước đi lên trong những năm tới.
Phạm Chi Lan/ theo TBKTSG
*Tiêu đề bài viết do Tuần Việt Nam đặt
Phạt nữ sinh photo giáo trình và chuyện ‘luật pháp thông thái’“Cân bằng lợi ích giữa người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng thụ hưởng”, chúng ta sẽ đạt được độ thông thái của luật pháp. Vụ học sinh gãy chân: Khi sự dối trá lên ngôiCả một tập thể, trong đó có cả học sinh tiểu học, sợ nói ra sự thật, bao che cho cái xấu. Vì sao? Chuyên gia ‘mổ xẻ’ tài sản ‘khủng’ của bà Hồ Thị Kim Thoa“Nếu bà Thoa là đại diện cho vốn Nhà nước tại công ty thì câu chuyện ở đây rất đáng bàn cho ra nhẽ”. ‘Trái bóng” trong chân các bộ trưởng, đừng nên đẩy sang Thủ tướng!Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp cuối năm 2016 của Chính phủ cũng đã nhắc đến chuyện các bộ, ngành, địa phương "không nên đá quả bóng trách nhiệm lên Thủ tướng và các phó Thủ tướng". Tháng 2/1979: Những ngày trong trại tập trung bên kia biên giới“Chuyến tàu chạy hết một ngày đêm, đến nơi nào đó trên đất Trung Quốc rồi tất cả bị đưa vào trại tập trung. Có cả nghìn người Việt Nam bị đưa vào đó.” Xử phạt “tè bậy” và sự đòi hỏi của văn minh, pháp luậtĐể có được một môi trường sạch sẽ, không chỉ là việc phạt thật nặng – mà cần những tư duy lớn, bao quát hơn… Liều thuốc mạnh buộc các doanh nghiệp nhà nước hết đường trì hoãn cải cáchThủ tướng chỉ thị cho Bộ Tài chính ngay trong quí 2-2017 phải trình cấp có thẩm quyền quy định về bán toàn bộ tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Những "liên lạc bất thường": Nga nỗ lực thừa nhận, Mỹ ra sức bác bỏKhông chỉ có ông Mike Flynn, nhiều trợ lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump từng liên hệ với Nga trong suốt nhiều năm qua. Đau bụng uống nhân sâm….Mấy ngày đầu năm nay tôi thấy nhiều hiện tượng kiểu “thày lang nhân sâm” xuất hiện. Học văn ở Mỹ, tôi thực sự thấy mình là ‘trung tâm’Không thể phủ nhận rằng cách học văn ở Mỹ thực sự "lấy người học là trung tâm" - như câu khẩu hiệu tôi vẫn nghe quen khi còn học ở Việt Nam. Lãnh đạo Đà Nẵng nói về tiến cử cán bộ trẻ dưới 35 tuổi"Như vậy, người được quyền tiến cử trước khi tiến cử phải có sự đánh giá, lựa chọn chính xác đúng đối tượng, công tâm, khách quan để khi công bố nhận được sự đồng thuận của tập thể cơ quan, đơn vị mình." Ẩn ý của ông Trump đằng sau cái bắt tay dài 19 giâyNgười ta đang theo dõi các động thái đằng sau cái bắt tay dài 19 giây giữa Trump và Abe cùng với việc việc ông Trump đột ngột đổi khẩu khí: Liên minh Mỹ-Nhật "không gì phá vỡ nổi". Barie trên vỉa hè: Đâu thể hy sinh cái này để bảo vệ cái khácMới đây, vỉa hè một số khu vực ở quận 1 (TPHCM) đã được gắn barie để ngăn xe máy chạy lên. Truyền hình trả tiền: lưỡng nan chiến lược cạnh tranhNăm 2017 hứa hẹn sẽ là năm thú vị trong lĩnh vực truyền hình trả tiền (THTT), khi mà hàng loạt doanh nghiệp được cấp phép hoạt động. Ông Trump nhường ông Tập: Bắc Kinh vẫn chưa nguôi ngoaiÔng Donald Trump vừa nhũn nhặn với Bắc Kinh bằng một cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình, khẳng định sẽ tôn trọng chính sách "một Trung Quốc". Trùng tu không nên làm theo kiểu mặc áo mới cho di tích“Công việc trùng tu hiện nay, giống như lái xe ra đường bừa bãi mà không có bằng, không theo luật giao thông nào cả. Người ta không trùng tu, mà luôn tìm cách làm lại từ đầu di tích”- ông Phan Cẩm Thượng cảm thán. Quan hệ Nga - Thổ có rạn nứt sau vụ không kích nhầm?Các chuyên gia cho rằng, quan hệ Nga-Thổ khó có thể rạn nứt sau vụ không kích nhầm bởi hai nước cần phối hợp với nhau trong cuộc chiến ở Syria. Một TPP không có Mỹ vẫn tốt hơn là không có TPPCòn quá sớm để nói về thời kỳ hậu TPP. Vì lợi ích của nền kinh tế nước ta cần hợp tác chặt chẽ với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong nỗ lực duy trì TPP. Một TPP không có Mỹ vẫn tốt hơn là không có TPP. |