- Cự Khê, Thanh Oai một làng quê ở gần Hà Nội. Chuyện khiếu kiện đất đai không phải như ở những làng quê khác . Không phải chuyện thu hồi để làm dự án đền bù không thỏa đáng. Cũng không phải là chuyện “nắn đường” để những nhà "quan" được hưởng lợi, thành đường cong “dát vàng”.

TIN BÀI KHÁC

Chồng chết không di chúc, vợ được quyền sử dụng đất chung?

Đây chỉ là trường hợp thực hiện chính sách, nghĩa là cấp đất giãn dân theo chế độ chính sách của Nhà nước. Chúng tôi đã có bài điều tra về “làng đi ở nhờ”.

60 – 70 năm nay, rất nhiều hộ dân đang sống trong cảnh… đi ở nhờ. Có những hộ gia đình, cả ba, bốn thế hệ được sinh sôi trong những ngôi nhà… đi ở nhờ như thế. 

{keywords}


Và năm 2008, 26 hộ gia đình ở xã Cự Khê (trong đó có 18 hộ ở thôn Khúc Thủy) huyện Thanh Oai đã được các cấp chính quyền xét duyệt cấp đất để tự làm nhà ở. Các hộ dân mừng rỡ chạy đến ngân hàng biến thành ‘con nợ’ để có tiền chuẩn bị san nền, xây dựng nhà ở, tưởng lần này thoát khỏi cảnh sống trong những túp lều đã suốt nhiều năm.

Nhưng trớ trêu thay, công việc đang triển khai thì bị huyện Thanh Oai và TP Hà Nội ‘ách’ lại vì có đơn tố cáo UBND xã Cự Khê tổ chức xét duyệt giao đất giãn dân cho cả… 2 hộ gia đình không có hộ khẩu ở xã, tức là không đúng đối tượng! UBND huyện Thanh Oai yêu cầu UBND xã Cự Khê kiểm tra, rà soát đối tượng giao đất giãn dân báo cáo huyện. Không hiểu xã Cự Khê khó khăn, vướng mắc gì trong việc rà soát đối tượng giao đất giãn dân mà quá hạn vẫn không báo cáo được. Huyện lại phải giục, nhưng xã vẫn không làm.

Chỉ vì ưu ái cho "ai đó" không biết có thuộc diện "con cái các cụ cả" hay không nhưng tất cả đều phải dừng. Và cái dừng này mới làm dân khốn khổ.

2 năm chờ đợi không thấy hồi âm, bức xúc về chỗ ở, các hộ dân phải kêu cứu các cấp chính quyền, gõ cửa nhiều Tòa soạn Báo. VietNamNet và một vài báo đã vào cuộc. Vì vậy tháng 7 năm 2010, xã Cự Khê trình huyện Thanh Oai xin giao đất giãn dân cho 26 hộ đã được xét duyệt năm 2008. UBND huyện Thanh Oai yêu cầu lập hồ sơ giao đất giãn dân, nhưng rồi cuối cùng xã lại không thực hiện.

{keywords}
Có gia đình nhiều thế hệ chen chúc đi ở nhờ mấy chục năm nay

Việc xin giao đất giãn dân cứ thế buông trôi đến tận tháng 8 năm 2013, khi các hộ dân trong diện được giao đất ráo riết thúc giục, thì xã lại…bổ sung một số hộ mới giao cho Trưởng thôn đọc trên hệ thống truyền thanh của thôn, làm cho sự việc càng thêm phức tạp.

Thế là sau 5 năm chờ đợi, việc giao đất giãn dân cho 26 hộ ở xã Cự Khê vẫn chưa được thực hiện và cũng chưa biết đến bao giờ mới được giải quyết, Có thể thấy điều này thể hiện ngay trong Văn bản trả lời Báo VietNamNet ngày 11/7/2013 của ông Nguyễn Hồng Yên, Chủ tịch huyện Thanh Oai: Trong thời gian tới, UBND huyện Thanh Oai tiếp trục chỉ đạo đôn đốc UBND xã Cự Khê xét duyệt hoàn thiện hồ sơ theo quy định, trình cấp có thẩm quyền thu hồi đất và giao đất đảm bảo quy định của pháp luật…

Đến lượt ông Vũ Thanh Ngọc, Chủ tịch xã Cự Khê cũng trả lời Báo VietNamNet ngày 8/8/2013 thì: Thực hiện chỉ đạo UBND huyện Thanh Oai, UBND xã Cự Khê tiếp tục giao cho thôn Khúc Thủy rà soát lại đối tượng được giao đất ở, cho đến nay thôn vẫn chưa rà soát xong….có một số công dân không nhất trí thực hiện việc cấp đất ở cho hộ nào.

Hậu quả là nhiều hộ dân thôn Khúc Thủy sống ‘rất thê lương’. Một số hộ phải dựng nhà tạm ở trên đất đê sông Nhuệ. Hai hộ dân phải thuê nhà để ở, hàng chục hộ có 2 đến 4 thế hệ phải cùng sống trong 1 ngôi nhà hoặc phải đi ở nhờ.

Điển hình như gia đình ông Lê Đình Quyên có tới 3 hộ, với 10 nhân khẩu chen chúc nhau sống trong một ngôi nhà. Gia đình ông Lưu Ngọc Huy xuất thân bần nông phải đi ở nhờ từ những năm 1946, đến nay đã có 9 nhân khẩu và tách thành 3 hộ vẫn phải ở nhờ. Hay gia đình anh Đào An Huy có 5 nhân khẩu, đã tách thành 2 hộ vẫn phải đi nhờ nhà thờ họ. Lại có hộ phải đi ra gần bãi tha ma, sân vận động để dựng lều ở…

Càng bị kéo dài, cuộc sống khốn khổ đã đành, bà con lại còn bức xúc vì bị thiệt hại quá nhiều do chính sách về đất đai đã có nhiều thay đổi.

Nếu năm 2008 được giao đất, mỗi hộ được 150 m2 và chỉ phải trả tiền 200 nghìn đồng một mét vuông. Nay theo qui định mới mỗi hộ chỉ được giao 60 m2, còn giá đất thì…gấp 20 lần năm 2008! Nếu lại không được tự san lấp mặt bằng mà mất tiền để tập thể thực hiện như đất đấu giá thì có mà bán hết cả đất ruộng, cũng không đủ tiền mua một suất đất giãn dân! 

Chỉ là do cá nhân làm sai, ưu ái cho những đối tượng không đúng chính sách, những đối tượng “trời ơi” của ai đó, để biết bao gia đình, bao nhiêu người trong thôn, xã  phải mỏi mắt trông chờ.

{keywords}
Cảnh sống tạm bợ khốn khổ của người dân đi ở nhờ

Và theo thông tin của chúng tôi mới nhận được, sau khi rà soát những hộ không đủ tiêu chuẩn, hiện đất đã được ưu tiên cấp cho những hộ đặc biệt khó khăn. Và các đối tượng ưu tiên này cũng chỉ nhận được 90m2 (so với 150m2 trước đây) với số tiền phải mua rất cao gấp 20 lần lên đến mấy trăm triệu đồng một suất.

Than thở với chúng tôi, đại diện các gia đình cho rằng chính quyền sai giờ đổ lên đầu dân, dân phải chịu, nhà đã nghèo thì không biết lấy gì để trả tiền đất cho Nhà nước chứ chưa nói đến chuyện xây nhà ở.

Nghèo vẫn hoàn nghèo, kêu trời thì trời cao!

Bài 3: Tòa xử sai người dân lãnh đủ

Nguyễn Đăng Tấn