Ngày 23 tháng Chạp đến gần, nhiều người phụ nữ nội trợ trong gia đình đang tất bật chuẩn bị cho lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Trong thời đại @ này, những kiến thức về cách chuẩn bị mâm lễ cúng không hề thiếu mà đều được chia sẻ trên mạng.

Như chị Quỳnh nhà ở khu vực Ngã tư Sở chia sẻ: "Gần đến ngày 23 tháng Chạp, do công việc văn phòng bận rộn nên mình chỉ tranh thủ được chút thời gian rỗi để lên mạng tìm kiếm cách chuẩn bị mâm cúng ông Táo".

Theo quan niệm cổ truyền thì đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo quân nên các gia đình cũng dọn dẹp sạch trên bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương để chuẩn bị đón năm mới. Lễ cúng ông Công ông Táo có vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh tín ngưỡng.

Tất nhiên việc tham khảo kiến thức dân gian trên mạng hoàn toàn có ích nếu như chúng ta tham khảo từ nhiều nguồn để có được cách thức phù hợp với mình, không biến mâm cỗ ngày 23 tháng Chạp trở nên quá cầu kỳ mà cũng vẫn đầy đủ những thành phần cơ bản nhất.

Dưới đây sẽ làm phần tổng hợp về cách cúng ông Công ông Táo trên mạng bao gồm công thức chuẩn bị mâm cỗ để chúng ta tham khảo thêm, ít nhất đó cũng là để mở mang về văn hóa dân gian 3 miền.

Bài cúng ông Táo 2019, 23 tháng Chạp được Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh hướng dẫn

Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh cho biết, theo quan niệm của người xưa, Thổ Công, Táo Quân, Thổ Kỳ là ba vị thần tiên được Trung ương Hoàng Đế phái xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới.

Họ đều là nguyên thần của các vị thần tiên trên trời được nhận sắc lệnh của Ngọc Đế mà xuống cai quản ở trần gian. Họ là đại diện cho thần tiên

Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần: cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình, ta hay gọi là "Thổ thần thổ địa".

Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân: cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần tấu sớ lên Ngọc Đế, ta hay gọi là "Thổ công táo quân".

Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần: cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hoá đồ ăn thức uống cho gia đình, ta hay gọi là "Thổ kỳ".

Ta có thể làm ban thờ ba vị này chung một bát nhang. Ta cũng không nên để bát nhang thổ thần thổ địa ở cùng với ban thờ gia tiên.

Tuy nhiên kể cả không có ban thờ thì ta có thể làm lễ cúng các vị trên một chiếc bàn riêng để ở ngoài sân, ngoài hành lang hay ở giữa phòng khách nhà mình ở. Trên bàn cúng nên trải vải đỏ.

Những ngày mùng 1, ngày rằm... ta nên cúng cho các vị thần bằng chính lương tâm của mình không đòi hỏi lễ lạt quá lớn, có sao thì cúng như vậy.

Đến ngày 23 tháng Chạp là ngày trọng đại để làm lễ tiễn Thần Táo Quân về trời tấu sớ nên mọi nghi lễ cần làm bài bản hơn.

f1-bai-cung-ong-tao-2019-ve-troi-le-cung-ong-cong-ong-tao-gom-nhung-gi-bai-cung-23-thang-chap-2019.jpg

Hãy cùng tham khảo bài cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp được Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh hướng dẫn.

Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân hoặc nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ. Lễ vật gồm có:

Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.

Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.

Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.

Một mâm ngũ quả đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.

Một mâm lễ gồm gà trống trắng, xôi đỏ; ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng; ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau. Màu đỏ mang lại vận khí tốt, màu trắng mang lại tài lộc, màu vàng mang lại sự bình an.

Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.

Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần gồm: màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân, màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa, màu trắng cho thần Thổ Kỳ.

Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.

Quan trọng: cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.

9 cây cây nến đỏ.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục, thắp 9 nén nhang, quỳ xuống lễ 9 lễ và đọc văn khấn.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp, chúng ta có thể tham khảo ở đây.

Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần. Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi.

Sau đó ta chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Lễ cúng ông Công ông Táo theo từng miền

Quan niệm dân gian cho rằng mâm cúng ông Công ông Táo là lễ tiễn các vị quan cai quản đất đai và bếp núc lên báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm tốt xấu trong năm của gia chủ. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.

Theo dân gian, lễ vật cúng Táo quân chắc chắn không thể thiếu 3 chiếc mũ ông Công, ông Táo: hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn; cả ba mũ đều được trang trí lóng lánh và sặc sỡ. Ở nhiều nơi người ta chỉ sử dụng một chiếc mũ có cánh chuồn để tượng trưng kèm theo áo và đôi hia giấy. Màu sắc áo mũ của ông Công ông Táo thay đổi theo ngũ hành.

Để đơn giản, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Ngoài ra, một tập tục nữa vẫn được nhiều người miền Bắc duy trì là cúng cá chép sau đó “phóng sinh” (thả ra sông hồ) với ngụ ý "cá chép hóa rồng", làm phương tiện đưa ông Táo về chầu Trời.

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Theo tổng hợp trên thethaovanhoa.vn, ngày nay ngoài lễ vật vàng mã, cá chép, nhiều nơi tại miền Bắc còn cúng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng, người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo quân lên trời tâu bày cho ngọt giọng.

Bên cạnh những lễ vật vàng mã, các gia đình còn chuẩn bị một mâm cỗ đủ đầy để tiễn Táo quân. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng..., hay lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc... để tiễn Táo quân.

Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm: đĩa gạo muối, thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng, bát canh mọc hoặc canh măng, đĩa xào thập cẩm, đĩa giò, đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng, đĩa chè kho, đĩa hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, quả bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, giấy tiền, vàng mã...

Ngoài những vật phẩm cúng chủ đạo trên, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen (kẹo thèo lèo)...