- 23 tháng Chạp hàng năm là ngày làm cơm tiễn ông Công ông Táo về trời, ngoài những lễ vật, mâm cỗ, vàng mã chuẩn bị cho cúng ông Táo còn có những bài văn khấn.

 Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

{keywords}

Người Hà Nội hối hả sắm lễ vật cúng Táo quân. Ảnh: Lê Anh Dũng

Thổ Công, Táo Quân, Thổ Kỳ là ba vị thần tiên được Trung ương Hoàng Đế phái xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới. 

Ba vị thần được Hoàng Đế cử xuống chính là nguyên thần của:

1- Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Là vị thần cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình. Ta hay gọi là " Thổ thần thổ địa"

2- Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Là vị thần cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần tấu sớ lên Hoàng Đế. Ta hay gọi là "Thổ công táo quân"

3- Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần. Là vị thần cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hoá đồ ăn thức uống cho gia đình. Ta hay gọi là " Thổ kỳ".

Do vậy ta có thể làm ban thờ ba vị này chung một bát nhang.

Ta cũng không nên để bát nhang thổ thần thổ địa ở cùng với ban thờ gia tiên.

Nếu không có ban thờ, không có bát nhang cũng không sao vì các vị là nguyên thần của thần tiên, họ không cần có ban thờ cúng. Họ làm việc theo lệnh của Hoàng Đế mà không đòi hỏi hay yêu sách với gia chủ.

Tuy nhiên kể cả không có ban thờ thì ta có thể làm lễ cúng các vị trên một chiếc bàn riêng để ở ngoài sân, ngoài hành lang, hay ở giữa gian nhà mình ở. Trên bàn cúng các vị nên trải vải đỏ. Những ngày mùng 1, ngày rằm... ta nên cúng cho các vị thần bằng chính tâm của mình, không đòi hỏi lễ lạt quá lớn, có sao thì cúng như vậy.

Lễ nghi (tốt nhất) như sau:

Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân, hoặc nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ.

* Lưu ý:

Hướng Bắc là làm lễ cúng Thượng Đế và Ngũ Đế. Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ.

Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Vua Việt Nam.

Hướng Nam là làm lễ cúng các vị Thần Tiên.

Hướng Tây là làm lễ cúng Phật.

Lễ vật gồm có:

- Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.

- Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.

 

* Lưu ý:

Trong văn khấn không nói đến Phật. Vì lễ cúng Táo Quân là nghi lễ của Đạo Giáo, Thần Tiên. Không phải nghi lễ của Phật Giáo, nên mọi người không nên hiểu lầm.

Những gia đình có điều kiện thì làm được như vậy. Ai không có điều kiện thì thần tiên không bắt buộc phải lễ nghi trịnh trọng. Tuỳ theo hoàn cảnh của mình mà làm, có sao thì ta làm vậy, cốt ở tấm lòng thành kính là được.

- Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.

- Một mâm lễ gồm Gà trống đỏ, xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng.

Màu đỏ để lấy vận khí tốt

Màu trắng để lấy tài lộc

Màu vàng để lấy sự bình yên vạn sự may mắn.

- Ba chén trà ba loại hương vị trà khác nhau. Vd: trà sen, trà nhài, trà bưởi...

Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món đồ sơn hào hải vị khác tuỳ từng gia đình.

- Một mâm hoa quả " ngũ quả" đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền.

- Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm:

Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân.

Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa.

Màu trắng, hoặc màu xanh cho thần Thổ Kỳ.

- Vàng thuyền, vàng thỏi cho ba vị mỗi vị 99 nén.

* Lưu ý không đốt tiền âm phủ cho các vị thần vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn người âm.

- Cá chép 3 con nhỏ, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.

- Ba cây nến hoặc ba chiếc đèn dầu.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục.

- Thắp 9 nén nhang.

- Quỳ xuống lễ 9 lễ.

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Xin giới thiệu bài cúng ông Công ông Táo phổ biến.

Kính lạy Thượng Đế

Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.

Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng

Trung đàm thần tướng thiên thiên binh

Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã

Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm... Bính Thân. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ

Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú...

Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.

Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.

Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!

(Con xin đa tạ, Con xin đa tạ, con xin đa tạ)

* Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần

* Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi

* Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

 

Theo GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. 

Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

 

Mâm cỗ cúng ông Táo 6 triệu, chị em công sở đổ xô đi đặt

Mâm cỗ cúng ông Táo 6 triệu, chị em công sở đổ xô đi đặt

Bà Lanh cho hay, chi phí cho mỗi mâm cỗ dao động từ 1 triệu đến 3 triệu tùy theo nhu cầu của gia đình. Riêng những mâm cỗ VIP có giá lên tới 6 triệu đồng.

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn.

Lễ cúng Táo Quân theo hướng dẫn của GS Lương Ngọc Huỳnh

Lễ cúng Táo Quân theo hướng dẫn của GS Lương Ngọc Huỳnh

23 tháng Chạp hàng năm là ngày làm cơm tiễn ông Công ông Táo về Trời. GS Lương Ngọc Huỳnh có một số lưu ý cho các gia đình khi chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân...

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 2018

Ngày 23 tháng Chạp (ngày 23/12 âm lịch) hàng năm, các gia đình người Việt thường làm mâm cơm nhỏ, tiễn Táo quân lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ của gia chủ.

 

GS Lương Ngọc Huỳnh