1. Nhà thơ nào sau đây quê ở Bình Định?

  • Hàn Mặc Tử
  • Chế Lan Viên
  • Quách Tấn
  • Nguyễn Khoa Điềm
Chính xác

Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn... đều là những nhà thơ Bình Định nổi tiếng, nhưng chỉ có nhà thơ Quách Tấn (1910 – 1992) có quê tại Bình Định. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.

Quách Tấn tập làm thơ từ lúc học lớp đệ nhất niên trường Quy Nhơn. Lúc ra trường, ông đã thông thạo các thể thơ, nhưng chính thức bước vào làng văn thơ từ năm 1932. Năm 1933, ông đã có thơ đăng trên An Nam tạp chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dân và Tiểu thuyết thứ bảy...

Trong khi đó, nhà thơ Hàn Mặc Tử sinh ra tại làng Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình nhưng lớn lên ở Quy Nhơn, Bình Định; nhà thơ Chế Lan Viên sinh tại Cam Lộ, Quảng Trị, sau đó lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, Bình Định; còn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Chí sĩ nào tham gia chống Pháp từ năm 14 tuổi, xây dựng chiến khu hưởng ứng chiếu Cần Vương tại vùng núi Kim Sơn, tỉnh Bình Định?

  • Nguyễn Thiện Thuật
  • Lê Trực
  • Tạ Hiện
  • Tăng Bạt Hổ
Chính xác

Tăng Bạt Hổ (1858-1906) tên thật là Tăng Doãn Văn, sinh tại làng An Thường, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, Bình Định.

Ông là một chí sĩ yêu nước, tham gia chống Pháp từ năm 14 tuổi. Khi vua Hàm Nghi xuất chiếu Cần Vương, ông chiêu mộ binh lính, rèn đúc vũ khí, lập chiến

khu chống Pháp tại vùng núi Kim Sơn quê nhà. Ông cũng là người ủng hộ phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.

3. Nữ tướng nào trong lịch sử phong kiến Việt Nam quê ở Bình Định?

  • Phạm Thị Uyển
  • Bùi Thị Xuân
  • Nguyễn Thị Trinh
  • Lê Chân
Chính xác

Bùi Thị Xuân (1752-1802) là nữ tướng thời Tây Sơn, vợ của Thái phó Trần Quang Diệu. Bà là một trong 5 người phụ nữ nổi bật của vương triều Tây Sơn, mang danh Tây Sơn ngũ phụng thư.

Thuở nhỏ, Bùi Thị Xuân sớm tinh thông võ nghệ. Tương truyền, năm 20 tuổi bà đã cầm kiếm đánh hổ để giải nguy cho Trần Quang Diệu. Hai vợ chồng về sau làm tướng dưới quyền vua Quang Trung.

Bùi Thị Xuân tham gia nhiều trận đánh lớn như trận Rạch Gầm – Xoài Mút phá tan 2 vạn quân Xiêm Xâm lược, trận đại phá quân Thanh Tết Kỷ Dậu 1789 bà cũng giữ chức chỉ huy đội tượng binh của nhà vua. Bùi Thị Xuân phụng sự nhà Tây Sơn cho đến những ngày cuối cùng của triều đại này.

4. Vị bác sĩ nổi tiếng người Bình Định nào từng giữ chức Bộ trưởng Y tế của nước ta?

  • Hồ Đắc Di
  • Phạm Ngọc Thạch
  • Đặng Văn Ngữ
  • Tôn Thất Tùng
Chính xác

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909 -1968) sinh tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là một nhà khoa học y khoa nổi tiếng của Việt Nam. Ông thi đỗ vào Đại học Y Hà Nội, sau đó sang Pháp học tiếp và tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934.

Tại Pháp, ông được thăng chức Giám đốc Bệnh viện Lao vùng núi phía đông nước Pháp. Năm 1936, ông trở về Việt Nam. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ông được phân công là Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của nước ta.

5. Anh hùng lực lượng vũ trang người Bình Định nào từng ôm bom lao vào quân Pháp?

  • Cù Chính Lan
  • Ngô Mây
  • La Văn Cầu
  • Nguyễn Thị Út
Chính xác

Ngô Mây (1922-1947) sinh tại xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trong một gia đình nông dân nghèo.

Năm 1945, ông tham gia Việt Minh, trở thành thành viên của đội tự vệ làng Vân Triêm. Sau đó, ông gia nhập đội du kích xã, chiến đấu chống thực dân Pháp.

Tháng 4/1947, Ngô Mây xung phong vào Đội quyết tử quân của Tiểu đoàn 50. Trong một trận phục kích, ông đã ôm bom lao vào quân giặc và anh dũng hy sinh.

Liệt sĩ Ngô Mây được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân vào năm 1955. Để tưởng nhớ anh hùng Ngô Mây, thị trấn Phù Cát hiện được đổi tên thành thị trấn Ngô Mây.