1. Ai là tác giả cuốn tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”?

  • Sơn Nam
  • Phương Nam
  • Đoàn Giỏi
  • Nguyễn Ngọc Tư
Chính xác

“Đất rừng phương Nam” là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi (1925 – 1989), viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên Nguyễn An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ vào những năm 1945, sau khi Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

An sống cùng với cha mẹ tại thành phố. Khi Pháp đổ quân vào Nam Bộ, mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản, An và cha mẹ phải bỏ nhà để chạy giặc.

Theo cha mẹ chạy hết từ vùng này tới vùng khác của miền Tây Nam Bộ, An kết bạn với những đứa trẻ cùng trang lứa. Nhưng cứ vừa ổn định được mấy bữa thì giặc đánh tới nơi và lại phải chạy. Trong một lần mải chơi, giặc đánh đến và An lạc mất gia đình. Cậu trở thành đứa trẻ lang thang.

Sau đó là hành trình phiêu bạt, An được gặp và tiếp xúc với nhiều người, từ dì Tư béo cưu mang, sau đó gặp anh Sáu tuyên truyền, anh bộ đội, vợ chồng Tư Mắm, lão Ba Ngù, ông lão bán rắn, thằng Cò, Võ Tòng…

Được nhà nhà văn Đoàn Giỏi viết nhân dịp thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng vào năm 1957, “Đất rừng phương Nam” được in lần đầu với 10 chương. Năm 1966, nhà văn Đoàn Giỏi viết bổ sung thêm 10 chương để in lần thứ hai. Năm 1982, nhân dịp in lần thứ 5, tác giả có chỉnh sửa vài chi tiết, nhưng tinh thần và cốt truyện vẫn không thay đổi.

“Đất rừng phương Nam” được đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất viết về thiếu nhi, gợi “những dòng đẹp đẽ, đậm sắc thái và đầy sinh thú về quê hương, đất nước, con người ở vùng đất Nam Bộ”. Tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ tiếng như: Nga, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Trung Quốc…

2. Khu rừng nào xuất hiện nhiều trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam”?

  • Rừng U Minh
  • Rừng Nam Cát Tiên
  • Rừng tràm Trà Sư
  • Rừng ngập mặn Cà Mau
Chính xác

“Đất rừng phương Nam” tái hiện cuộc sống miền Tây Nam Bộ. Đó là những cánh rừng tràm bạt ngàn, dòng sông mênh mông, cánh đồng bát ngát, tôm cá nhiều vô kể. Bối cảnh rộng lớn, từ sông Tiền, sông Hậu trải dài đến Kiên Giang, rồi xuống tận rừng U Minh, sau đó dừng lại ở Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Nhiều chi tiết xuất hiện trong truyện có liên quan đến rừng U Minh. 

3. Trong truyện, phường săn được cho dùng loại mỡ nào để bắt cá sấu?

  • Mỡ cá sấu
  • Mỡ trăn
  • Mỡ gà
  • Mỡ người
Chính xác

Trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”, cậu bé An rất sợ cái “đèn nghề” của Tía. Người ta đồn rằng: đèn ấy đốt bằng mỡ người. Cá sấu bắt hơi đèn từ xa lắm. Nó rất thèm thứ mỡ cháy này. Hễ ngửi mùi là nó bơi tìm đến tức khắc. Theo như lời ông già Tư, những tay phù thủy giang hồ người Mã Lai vượt vịnh Thái Lan đưa thứ mỡ ấy sang bán. Giá rất đắt!

4. Nguyễn An trong “Đất rừng phương Nam” đã dùng loại quả gì để câu rắn?

  • Trái mù u
  • Trái xoan
  • Trái sầu riêng
  • Trái ớt
Chính xác

An từng cùng người bạn thân là Cò theo Tía đi câu rắn vào buổi đêm. Để buổi câu rắn diễn ra thuận lợi, Cò dẫn An đi kiếm mồi câu từ sớm. Sau khi kiếm được đủ số mồi câu là những chú cá thòi lòi biển, hai đứa đốt lửa nướng thơm lừng và không quên nhồi vào miệng cá những quả ớt tươi.

Sau khi công đoạn chuẩn bị mồi câu đã hoàn tất, Tía giúp An và Cò chuẩn bị lưỡi câu và dây gai. Vừa chuẩn bị lưỡi câu, Tía vừa giảng giải về mẹo dùng dây gai bẫy rắn. An lấy làm thích thú lắm. Cuối cùng, Tía chuẩn bị một mảnh nồi hun vỏ trấu đặt lên xuồng để đuổi muỗi cho hai anh em.

Chiều tà cũng là lúc chiếc xuồng của Cò và An lên đường. Chiếc xuồng chòng chành giữa kênh nước của rừng U Minh mang lại cho An nhiều trải nghiệm thú vị.

5. “Đất rừng phương Nam” được chuyển thể thành phim truyền hình nào?

  • Mảnh đất phương Nam
  • Rừng phương Nam
  • Đất phương Nam
  • Đất rừng phương Nam
Chính xác

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” được chuyển thể thành phim “Đất phương Nam” do Hãng phim Truyền hình TP.HCM sản xuất năm 1997. Theo tiết lộ của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, lý do tên phim truyền hình bị cắt mất chữ “rừng” là do hoàn cảnh thiếu thốn, kinh phí sản xuất của phim có hạn nên phải cắt để giảm thiểu chi phí sản xuất.

Không chỉ rất được yêu thích trong nước, “Đất phương Nam” còn được xuất khẩu sang Mỹ và bán khá chạy ở dạng DVD. Đây cũng là phim truyền hình đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường này.