Vụ nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc đã thu hút sự tập trung toàn cầu vào nơi giờ đây được xem là một trong những điểm nóng căng thẳng nhất thế giới: biên giới hàng hải giữa hai miền Triều Tiên ở Hoàng Hải.
Thanh niên Hàn Quốc lo lắng đi tòng quân
Chùm ảnh: Tập trận bắn đạn thật lớn nhất Hàn Quốc
Mỹ - Trung phản ứng sau tuyên bố của Triều Tiên
Triều Tiên: Chiến tranh lạnh mới ở Đông Á?
Triều Tiên tuyên bố chiến tranh thần thánh
Thời điểm kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953, đường giới hạn này do cơ quan chỉ huy LHQ đơn phương vạch ra, là một ranh giới mà tàu bè Hàn Quốc không dám mạo hiểm vượt xa hơn.
Trong khi giờ đây, NLL được Hàn Quốc và Mỹ, đồng minh hùng mạnh của họ coi là biên giới biển thực tế thì Triều Tiên luôn không công nhận, và tự đưa ra một đường giới hạn khác biệt.
Chiến tranh để lại
Việc vạch ra NLL, một đường cong hướng bắc từ biên giới đất liền, đã trao về tay Hàn Quốc năm hòn đảo nằm kề cận bờ biển Triều Tiên.
Đảo
Yeonpyeong chỉ cách bờ biển Triều Tiên vài km. Ảnh: AP
Các đảo này giờ đây trở thành khu vực chiến lược của Hàn Quốc, dù trên thực tế các tàu phà tiếp tế cho đảo theo đúng nghĩa đen ở trong tầm bắn của pháo binh, tên lửa chống hạm và tàu tuần tra Triều Tiên.
Năm hòn đảo nhỏ gồm Baegnyeong, Daecheong, Socheong, Woo và Yeonpyeong ở vị trí bất lợi về phòng thủ, nhưng lại cung cấp cho Hàn Quốc vị trí không thể thích hợp hơn để do thám hoạt động của Triều Tiên,. Trong thời gian có chiến tranh, các đảo thường được sử dụng như là nơi “đổ quân” cho các chiến dịch đột kích.
Hiện trên các đảo này có dân thường sinh sống, chủ yếu bằng nghề chài lưới. Họ được bảo vệ bởi lực lượng lính thuỷ đánh bộ, đơn vị tinh nhuệ nhất trong quân đội Hàn Quốc. Theo giới phân tích quân sự, với sự triển khai của đội quân này, Hàn Quốc hoàn toàn có thể biến các đảo nói trên thành nơi phát động cho những cuộc đổ bộ vào Triều Tiên nếu Seoul quyết định tấn công.
Mặt trận mới
Từ những năm 1960-1980, đụng độ hai miền Triều Tiên đã xảy ra ở dọc biên giới đất liền, khu phi quân sự và các vụ việc do lực lượng đặc nhiệm, tình báo thực hiện trên và ngoài bán đảo, ví dụ như vụ đánh bom nội các Hàn Quốc tại Rangoon năm 1983 và đánh bom một máy bay dân dụng loại lớn của Hàn Quốc năm 1987.
Chiến lược của Bình Nhưỡng dường như đã thay đổi, với sự tập trung vào NLL, trong năm 1999, khi một vụ đụng độ tàu chết người xảy ra trong khu vực.
Năm 2002 - trong một hành động được coi là có sự tính toán rõ ràng của Triều Tiên vào đúng thời điểm diễn ra trận đấu bóng cuối cùng của đội Hàn Quốc trong Cúp bóng đá thế giới Hàn Quốc - Nhật Bản khi đó - một cuộc đụng độ hải quân chết người khác xảy ra dọc biên giới hàng hải. Đây cũng là nơi tiếp tục xảy ra các cuộc chạm trán khác vào năm 2004 và 2009.
Tuy nhiên, những vụ việc thực sự nghiêm trọng nhất đã xảy ra trong năm nay, với việc Triều Tiên hai lần dùng hệ thống vũ khí chưa từng sử dụng kể từ thời chiến tranh: ngư lôi và pháo.
Tháng 3, 46 thuỷ thủ đã tử nạn khi một tàu chiến Hàn Quốc bị nổ và chìm ở ngoài khơi đảo Baegnyeong. Một tổ điều tra quốc tế do Hàn Quốc dẫn đầu đã kết luận, ngư lôi Triều Tiên gây ra vụ chìm tàu.
Và tháng 11, trên đảo Yeonpyeong, cuộc sống của người dân bị đảo lộn khi lực lượng pháo binh bờ biển Triều Tiên đã dội đạn vào đảo. Hai lính thuỷ đánh bộ, hai dân thường Hàn Quốc thiệt mạng.
Bình Nhưỡng khẳng định họ bắn trả do lính thuỷ đánh bộ Hàn Quốc trên đảo khai hoả. Hàn Quốc thừa nhận có thực hiện một cuộc tập trận ở khu vực này khi ấy, nhưng họ bắn vào khu vực biển ở phía nam và phía tây hòn đảo.
Những địa điểm trên có thể là vùng biển mà tự Triều Tiên tuyên bố chủ quyền, nhưng chưa giải thích được vì sao Bình Nhưỡng quyết định nổ pháo vào đúng ngày 23/11 mà không sớm hơn, khi những cuộc tập trận tương tự từng diễn ra.
Nguồn lợi hải sản
Cho tới hiện tại, chưa rõ là vì sao gần đây Triều Tiên lại tập trung nhiều vào khu vực xung quanh NLL.
Một lý do có thể là những giá trị nằm sâu dưới đó. Khu vực NLL là nơi giàu nguồn lợi hải sản, đặc biệt là cua, các tàu Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc đều muốn được đánh bắt. Với lệnh trừng phạt mà Triều Tiên phải đối mặt, xuất khẩu hải sản là một trong những nguồn ít ỏi cuối cùng giúp họ thu được ngoại tệ.
Khi rất nhiều người dân trên đảo tuyên bố sẽ không trở lại đảo sau vụ pháo kích, Triều Tiên có thể đã đạt được một mục tiêu của họ, nếu mục tiêu ấy là giảm bớt số dân thường trên đảo.
Cho dù là “cơn ác mộng” với những người đi biển vì thường xuyên bị bao phủ sương mù dày đặc, những con sóng lớn, các đảo nằm rải rác, nhưng vùng biển Hoàng Hải trải rộng ở phía tây của Seoul luôn là một khu vực chiến lược quan trọng.
Đầu giờ chiều ngày 23/11, Triều Tiên đã gây nên vụ dội pháo chấn động. Không một lời cảnh báo, quân đội Bình Nhưỡng bắn 170 quả đạn pháo vào Yeonpyeong, dường như để phản ứng với cuộc tập trận bắn đạn thật của đơn vị lính thuỷ đánh bộ Hàn Quốc trên đảo. Vụ tấn công đã phá huỷ, làm hư hại hàng chục ngôi nhà, tạo ra dòng người sơ tán đổ về Incheon, thành phố cách đó khoảng 80km về phía đông.
Đây là lần đầu tiên, dân thường trở thành mục tiêu kể từ khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt. Nó nhắc nhở người ta về việc hòn đảo này, cách bờ biển Triều Tiên không xa, vẫn là tiền tuyến của một cuộc xung đột sau gần 60 năm bán đảo bị chia cách tại vĩ tuyến 38.
Hơn một tháng đã trôi qua sau vụ pháo kích, hòn đảo bình yên của 1.400 dân giờ đây vẫn thực sự hoang vắng. Yeonpyeong đã dễ dàng trở thành mục tiêu bị tấn công từ phía Bình Nhưỡng, khi nằm ngay gần Đường giới hạn phía Bắc.
-
Thái An (Theo BBC)