Bàn tròn trực tuyến về Đổi mới giáo dục đang diễn ra tại VietNamNet. Mời quý vị theo dõi và tiếp tục đặt câu hỏi với ba vị khách mời: GS Chu Hảo, nhà giáo Phạm Toàn và TS Giáp Văn Dương.
Nghe Trực tuyến dưới đây.
Trong cuốn sách nổi tiếng “Development as Freedom”, kinh tế gia đoạt giải Nobel Amartya Sen đã chỉ ra vai trò của giáo dục như một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Sen cho rằng sự trỗi dậy thần kỳ của các nền kinh tế Đông Á và sau này là Trung Quốc phần lớn là nhờ các nước này đã thành công trong việc xây dựng một hệ thống giáo dục có khả năng trang bị cho người dân kỹ năng và kiến thức cần thiết để cạnh tranh và đổi mới.
Vai trò của giáo dục vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự cho ngày hôm nay, đặc biệt khi mà những động lực để kinh tế Việt Nam tăng trưởng suốt hơn hai chục năm Đổi Mới đã gần cạn kiệt. Giáo dục được nhận diện là chìa khóa để giải phóng nguồn lực mới cho tăng trưởng và thịnh vượng của đất nước .
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nếu có bất kỳ một chủ đề nào đạt được sự đồng thuận xã hội lớn nhất hiện nay, từ các nhà lãnh đạo cho tới người dân, hẳn phải là chuyện cải cách giáo dục. Nếu không đổi mới giáo dục một cách nhanh chóng và căn bản, Việt Nam có nguy cơ không đạt được tiềm năng phát triển của mình.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nhưng đổi mới giáo dục không chỉ là câu chuyện quốc gia đại sự mà nó còn là mối lo thường trực trong mỗi gia đình. Đối với mỗi người dân Việt Nam, khát khao cho con em mình được thụ hưởng một nền giáo dục chất lượng cao nhiều khi còn vượt xa nỗi khát khao vật chất. Báo chí đã chia sẻ không biết bao nhiêu câu chuyện về những gia đình nghèo, thà nhịn ăn tích cóp từng đồng cho con đi học. Với họ, giáo dục là cơ hội duy nhất để con cái thoát nghèo và vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn đối với những gia đình khá giả ở thành phố, bao ông bố bà mẹ cũng miệt mài mưu sinh, hi vọng tiết kiệm đủ tiền cho con đi du học hoặc chí ít cũng vào được trường quốc tế.
GS Chu Hảo |
Đã có quá nhiều những tranh luận xoay quanh chuyện đổi mới giáo dục. Nhiều đề án đã và đang được xây dựng. Nhưng phải đổi mới giáo dục bắt đầu từ đâu? Trong bối cảnh nguồn lực khan hiếm hiện nay, chỗ nào là “huyệt” mà nếu điểm trúng sẽ tạo nên đột phá?
Trong khi xã hội đang sốt ruột chờ đợi một cuộc “đổi mới căn bản và toàn diện” về giáo dục mà Đảng đang khởi xướng, có không ít cá nhân và các nhóm tâm huyết trong xã hội đã bắt tay triển khai các sáng kiến đóng góp cho cải cách giáo dục theo cách riêng của mình. Làm thế nào để công cuộc đổi mới giáo dục được Bộ trưởng ví như “một trận đánh rất lớn” sắp tới huy động được chất xám và tâm huyết lớn lao ấy của xã hội? Và trong khi chờ đợi, liệu có cách nào để các ông bố bà mẹ định hướng cho con em mình, chuẩn bị cho con em mình một hành trang tốt nhất?
Nhà giáo Phạm Toàn |
15h chiều nay (29/7), mời bạn đọc tham gia bàn tròn về đổi mới giáo dục với ba khách mời, cũng là những người đang tiên phong trong các nỗ lực đổi mới giáo dục.
- GSTS Chu Hảo, Phó Chủ tịch thường trực Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức
- Nhà giáo Phạm Toàn, người sáng lập nhóm Cánh Buồm. Nhóm Cánh Buồm đã và đang biên soạn lại bộ sách giáo khoa tiểu học với mục tiêu tổ chức cho trẻ em biết tự học.
TS Giáp Văn Dương |
- TS Giáp Văn Dương, người đã từ bỏ những cơ hội làm việc hấp dẫn ở nước ngoài để trở về Việt Nam. Anh là người sáng lập Giapschool, dự án giáo dục trực tuyến mở tiên phong ở Việt Nam, với mục đích đưa tri thức hiện đại của thế giới về Việt Nam nhanh nhất, rẻ nhất và thuận lợi nhất thong qua việc sử dụng công nghệ Internet và điện toán hiện đại.
Xin mời độc giả đặt câu hỏi cho các vị khách mời theo địa chỉ:tuanvietnam@vie