Hai ngày qua Bangkok kẹt cứng khi hàng chục nghìn người chống chính phủ chiếm giữ nhiều địa điểm then chốt của thành phố mà không bị cảnh sát ngăn chặn, các lãnh đạo biểu tình tuyên bố chiến dịch này sẽ kéo dài.

TIN BÀI KHÁC:


Các lãnh đạo biểu tình thề sẽ thực hiện thêm nhiều hành động trong những ngày tới, thậm chí phong tỏa các tòa nhà văn phòng của Thủ tướng Yingluck Shinawatra cùng Nội các nếu như họ không chịu từ chức.

{keywords}

Trong khi đó, Thủ tướng Yingluck đã đưa ra đề nghị gặp gỡ các đảng phái, gồm cả phe biểu tình, trong ngày 15/1 về khả năng đình hoãn cuộc bầu cử ngày 2/2 tới.

"Tôi không cố bám trụ hay củng cố vị trí chính trị của mình. Tôi đang cố gắng giữ gìn nền dân chủ", nữ Thủ tướng Thái nói với các phóng viên.

{keywords}

Tuy nhiên, người cầm đầu chiến dịch "đóng cửa Bangkok", cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban, tuyên bố nếu các quan chức chính quyền Yingluck không chịu thay đổi thì người biểu tình sẽ bắt giam họ.

{keywords}

"Trong 2-3 ngày tới, chúng tôi sẽ đóng cửa tất cả các văn phòng chính phủ. Nếu không thể, chúng tôi sẽ bắt thủ tướng và các bộ trưởng. Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc cắt điện, nước và tấn công nhà của họ", ông Suthep nói một cách quả quyết.

{keywords}

Ngày 14/1, những người biểu tình chống chính phủ đã tiến sát các trụ sở chính quyền để ngăn không cho nhân viên tới nơi làm việc. Nhiều ngã tư chủ chốt trở thành "biển người" song giới quan sát cho rằng số người đổ ra đường có vẻ đã giảm bớt.

{keywords}

Chính phủ cho biết 8.000 binh lính và 10.000 cảnh sát đã được triển khai để duy trì trật tự. Quân đội Thái Lan, vốn từng vài lần thực hiện đảo chính - đã từ chối loại trừ khả năng đảo chính một lần nữa. Một số người lo ngại nếu bạo lực leo thang thì quân đội sẽ can thiệp.

{keywords}

Đến nay, chính phủ Yingluck vẫn cố hết sức không để xảy ra xung đột với người biểu tình. Thủ tướng Thái đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát phải kiềm chế tối đa và không sử dụng tất cả các loại vũ khí để đối phó với người biểu tình".

Thanh Hảo (Tổng hợp)