Theo Luật An ninh mạng có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1/1/2019, định nghĩa về An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cũng theo luật này, bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng. Đây là cơ sở cơ bản để xây dựng hàng rào an ninh mạng quốc gia và thúc đẩy xây dựng sức mạnh mạng.

Cụ thể, khi cơ sở hạ tầng mới đang hoàn thiện, việc xây dựng và quản lý, phòng ngừa và quản trị đã trở thành một vấn đề lớn liên quan đến an ninh quốc gia và một thách thức lớn liên quan đến an toàn cá nhân của mỗi cư dân mạng.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/6/2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI) do Liên minh Viễn thông thế giới đánh giá và có tên trong nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số này vào năm 2030.

Trong Chỉ thị 01 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020, Bộ TT&TT nhấn mạnh, an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để phát triển Chính phủ điện tử và chuyển đổi số, do đó phải đi trước một bước. Bộ cũng giao Cục An toàn thông tin chủ trì xây dựng Kế hoạch đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI) do ITU đánh giá.

Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua, công tác tập huấn, đào tạo cấp chứng chỉ hệ thống an ninh mạng cho cán bộ, công chức và viên chức đã được triển khai ở một số đơn vị liên quan. Gần đây nhất, 30 cán bộ của Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tham gia khóa tập huấn, đào tạo cấp chứng chỉ hệ thống an ninh mạng trong 12 ngày bắt đầu từ 15/8.

{keywords}
Đảm bảo an ninh mạng là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Trên thực tế, tuy hệ thống mạng và thông tin đã trở thành cơ sở hạ tầng trọng yếu, thậm chí là toàn bộ trung tâm kinh tế, xã hội, nhưng một khi bị tấn công và phá hủy, chúng sẽ làm tê liệt các cơ sở hạ tầng năng lượng, giao thông, liên lạc, tài chính và nhiều cơ sở hạ tầng khác, gây hậu quả nặng nề và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh kinh tế quốc gia. 

Đồng thời, một số thông tin độc hại trên Internet làm xói mòn an ninh văn hóa và tác động đến văn hóa truyền thống đặc sắc và các giá trị chủ đạo. Một số thế lực như khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan sử dụng Internet để xúi giục, lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các hoạt động khủng bố bạo lực, trực tiếp gây mất trật tự xã hội .

Trong những năm gần đây, Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu các cuộc tấn công mạng từ tin tặc toàn cầu, các tổ chức, thế lực thù địch. Số lượng cuộc tấn công giả mạo và tấn công cửa hậu (backdoor) nhằm vào các trang web cho thấy xu hướng tăng lên từng năm, điều này đe dọa nghiêm trọng đến an ninh chính trị, kinh tế và văn hóa.

Vì vậy, giữ vững an ninh mạng là cuộc chiến tranh giành chủ quyền trên không gian mạng, cuộc chiến chủ động về tư tưởng, cuộc chiến bảo vệ ổn định Tổ quốc. Cán bộ lãnh đạo các cấp phải không ngừng nâng cao khả năng nắm bắt quy luật của Internet, định hướng dư luận trên mạng, kiểm soát sự phát triển của thông tin hóa và bảo đảm an ninh mạng.

Thời đại Internet hiện nay, thông tin cá nhân đã trở thành một thứ “cơ thể có lông, có da”, vấn nạn mà không ít người phải trải qua là việc rò rỉ thông tin. Có một chuỗi lợi ích phức tạp đằng sau vụ rò rỉ thông tin, xuất phát từ sự mất an toàn của hệ thống mạng và sự thờ ơ trong nhận thức về an ninh mạng của cá nhân.

Nếu một người giữ vị trí cốt cán trong cơ quan quan trọng của đất nước, thiếu ý thức về an ninh mạng không chỉ dẫn đến rò rỉ thông tin cá nhân mà còn là mối nguy cho an ninh quốc gia.

Vì vậy, giữ vững an ninh mạng không chỉ là sự kiện chiến lược của quốc gia, mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ không gì lay chuyển được của mỗi công dân. Đây cũng là ý nghĩa cốt lõi của việc “an ninh mạng vì dân, an ninh mạng phụ thuộc vào dân”.

Điều này, đòi hỏi chúng ta phải sử dụng Internet theo quy định của pháp luật, không sử dụng Internet gây nguy hiểm đến an ninh, danh dự và lợi ích quốc gia.

Không sử dụng Internet để xúi giục chia rẽ đất nước, phá hoại đoàn kết dân tộc, kích động chủ nghĩa khủng bố, cực đoan, kích động hận thù dân tộc, kỳ thị sắc tộc, truyền bá bạo lực, khiêu dâm, thông tin bịa đặt, phổ biến thông tin sai sự thật, gây rối trật tự kinh tế, xã hội, xâm phạm uy tín, quyền riêng tư, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác.

Những quy định này không chỉ để bảo vệ an ninh quốc gia mà còn để bảo vệ quyền và lợi ích của chính chúng ta.

Thay vào đó, chúng ta sẵn sàng hợp tác chung tay với tất cả các nước trên thế giới, dựa trên nguyên tắc tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, làm sâu sắc hơn hợp tác quốc tế, tôn trọng chủ quyền mạng, duy trì an ninh mạng, cùng nhau xây dựng một không gian mạng hòa bình, an ninh, cởi mở và hợp tác, thiết lập không gian mạng đa phương, dân chủ và minh bạch. 

Đây là ưu tiên hàng đầu của công tác đảm bảo an ninh mạng hiện nay.

Điệp Lưu

Bảo mật đám mây trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt

Bảo mật đám mây trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt

Các doanh nghiệp trong nước đã cảm nhận được tác động của số hóa và an toàn thông tin trên không gian mạng, nhiều doanh nghiệp đang trải qua giai đoạn quan trọng của chuyển đổi số và tiếp tục thực hiện sản xuất, quản lý và vận hành.