- Khoảng 13h trưa 30/9, tâm bão số 5 đã đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng với sức gió mạnh cấp 11. Hàng trăm nhà dân đã bị tốc mái, nhiều tàu bị chìm...
Ảnh: Sơ tán dân khẩn cấp trước khi bão về
Hình ảnh sơ tán dân
trước khi bão về tại Hải Phòng và gia cố đê xung yếu
tại Nam Định. Chùm ảnh nhóm PV VietNamNet vừa gửi về
từ các địa phương dự kiến cơn bão số 5 quét qua.
Bão áp sát đất liền, tàu 1.000 tấn gặp nạn
Sáng 30/9, Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải đã có buổi làm việc với lãnh đạo,
Ban chỉ huy PCLB TP Hải Phòng về công tác phòng
chống bão, lũ.
Sẵn sàng đón bão
Các tỉnh từ Hải Phòng
đến Thanh Hoá đang nỗ lực sơ tán dân, bảo vệ các
tuyến đê xung yếu trước khi bão số 5 đổ bộ vào đất
liền vào trưa và chiều tối nay (30/9).
|
Trước khi đổ bộ, bão số 5 đã hoành hành mạnh ở ven biển và đất liền khiến hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái. TT Dự báo khí tượng thủy văn TW cho biết lúc 1h chiều nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc TT dự báo Khí tượng thủy văn TW cho biết hiện vùng trung tâm của cơn bão đang hoạt động tại khu vực từ Bãi Cháy (Quảng Ninh) tới Cát Bà (Hải Phòng).
Phóng viên VietNamNet có mặt tại khu vực này cho biết khoảng 13h trưa nay, khu vực này lặng gió, không có mưa lớn như trước đó khoảng 1 tiếng.
Bão số 5 đã đổ bộ vào đất liền |
Ông Hải cảnh báo đây là hiện tượng bình thường khi bão đổ bộ. Bởi tâm bão rỗng nên khi đổ bộ vào khu vực nào đó thì tại thời điểm đổ bộ, trời sẽ quang mây, gió lặng và không có mưa. Nhưng sau khi đổ bộ, gió và mưa sẽ lại tiếp tục (ở hướng ngược lại).
Vì thế, bà con cần hết sức chú ý, tránh chủ quan, gây thiệt hại.
Hiện nay, tại đảo Cô Tô có gió mạnh 26m/s (cấp 10), giật 38m/s (cấp 13); đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh 25m/s (cấp 10), giật 33 m/s (cấp 12); Cửa Ông (Quảng Ninh) đã có gió mạnh 22m/s (cấp 9), giật 38m/s (cấp 13); Phủ Liễn (Hải Phòng) có gió mạnh 15m/s (cấp 7); giật 21m/s (cấp 9); Thái Bình có gió mạnh 12m/s (cấp 6); giật 19m/s (cấp 8).
|
Cây đổ ở Hạ Long |
Từ rạng sáng nay, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) bắt đầu hứng chịu ảnh hưởng của cơn bão số 5.
Từ 3g sáng 30/9 gió trên đảo mạnh cấp 9-10, đến khoảng từ 6-8g sáng gió mạnh lên cấp 10, giật cấp 12, sóng dâng cao đánh dữ dội.
Thống kê thiệt hại ban đầu trên đảo cho biết, đã có 32 ngôi nhà bị tốc mái, gãy đổ một cột viễn thông và rất nhiều cây cối.
Tại khu neo tránh trú bão Vụng Kho Gạo (Cảng đồn 16, khu vực gần đảo Thanh Lân, thuộc huyện đảo Cô Tô) có 5 tàu nhỏ bị đắm cạn và một số bè mảng nhỏ bị sóng lớn đánh hỏng.
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đã cứu 1 tàu công suất khoảng 120 CV cùng 7 người trên tàu. Hiện 7 người trên tàu đã được chăm sóc tại trạm Y tế xã, sức khoẻ tốt.
Một số tàu bị sóng đánh đứt dây neo đã được lực lượng cứu hộ kịp thời ứng cứu và đưa toàn bộ số người trên tàu về nơi an toàn.
Tại huyện đảo Vân Đồn, sáng nay gió mạnh cấp 8, cấp 9, các lực lượng chức năng vẫn đang tích cực hỗ trợ người dân chống chọi với bão.
Bão số 5 cũng đã gây ra một số thiệt hại đầu tiên tại huyện đảo Vân Đồn. Hiện, có 5 bè mảng và bè nuôi hải sản bị xà lan chết máy trôi dạt đâm vỡ. Tại khu vực ven biển xã Hạ Long có 2 bè mảng bị sóng đánh chìm.
Tính đến thời điểm 10h30', theo thống kê, số người chưa vào bờ tránh bão còn 84 người.
Hiện các cơ quan PCLB huyện Vân Đồn đang khẩn trương cưỡng chế người dân ở trên các bè nuôi trông thuỷ hải sản trên vùng nước do huyện quản lý.
Một số địa phương khác như huyện Yên Hưng, Hải Hà, bão cũng đã gây thiệt hại ban đầu về tài sản. Huyện Hải Hà đã có 28 căn nhà bị tốc mái ở các xã Quảng Phong, Tiến Tới, Quảng Long, Quảng Sơn, Quảng Đức...
Không thể điều phương tiện cứu tàu gặp nạn Về thông tin một chiếc tàu trọng tải hơn 1000 tấn gặp nạn ngoài vịnh Bắc Bộ, trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Trung Tâm tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ vùng 1 cho hay: Hiện, ngoài khơi, song biển rất to. Do đó, tàu của Trung tâm không thể di chuyển được. Hiện, Trung tâm đã báo cáo vấn đề này lên Ủy ban tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ để bàn cách giải quyết. Trước mắt, Trung tâm chỉ biết hướng dẫn cho tàu di chuyển thế nào để tránh những rủi ro đáng tiếc. Trong hoàn cảnh này, thuyền viên trên tàu phải tự cứu mình trong khi chờ các cơ quan chức năng tìm ra biện pháp cứu hộ. Liên quan đến việc ứng cứu chiếc tàu gặp nạn ngoài khơi và 6 thuyền viên trên tàu, trong buổi họp khẩn cấp sáng nay, lãnh đạo TP Hải Phòng đã báo cáo tình hình với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải để chỉ đạo cách giải quyết. Được biết, địa điểm con tàu gặp nạn cách phao số 0 khoảng 20 hải lý, trên vùng biển giáp ranh giữa Hải Phòng và Quảng Ninh. |
Trong khi đó, PV VietNamNet tại Nam Định cho hay. Dường như khu vực này không mưa, thỉnh thoảng có mưa rất nhỏ.
Các tuyến đê xung yếu đã được gia cố đảm bảo. Người dân ở các vùng nguy hiểm đã được đưa lên nơi an toàn.
11h sáng nay, những đợt gió mạnh cấp 5, cấp 6 đã bắt đầu đổ vào các huyện ven biển tỉnh Thái Bình (gồm huyện Thái Thụy, Tiền Hải).
Công tác phòng chống bão đã được triển khai từ chiều ngày 29/9/2011. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh đã tổ chức trực tiếp xuống các huyện Tiền Hải, Thái Thụy để chỉ đạo các ban ngành, người dân có kế hoạch cụ thể để đón bão.
Đây là hai huyện ven biển trực tiếp hứng chịu những đợt gió mạnh và gió giật ở cấp 10, 11 nếu như bão đổ bộ.
Huyện Thái Thụy có cảng cá Diêm Điền và nhiều con luồng (cửa sông nối với biển) do đó, nhiệm vụ cấp thiết là đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền đánh cá.
Cho đến sang nay, các tàu, thuyền đánh cá của Thái Thụy đã tập bến an toàn. Các thuyền nhỏ neo đậu trong các con luồng; tàu đánh cá tải trọng lớn được tập trung tại cảng cá Diêm Điền.
13h chiều, ông Nguyễn Văn Ngọc, một ngư dân tại xã Thụy Xuân (huyện Thái Thụy) vẫn mặc áo mưa ra cảng cá để gia cố, neo buộc lại tàu.
Trên các tuyến đường của huyện Thái Thụy vắng hoe hoắt, rất hiếm hoi gặp người đi lại trên đường.
Những đợt gió mạnh đổ bộ khiến mặt đường tràn ngập các cành cây bị gió giật gãy. Các cửa hàng, ki-ốt trên các tuyến phố trong thị trấn Diêm Điền cũng đã cửa đóng then cài. Nhiều cây xăng cũng đã đóng cửa, gia cố các tấm tôn sắt xung quanh các máy bán xăng.
Được biết, trong ngày 30/9, các tuyến xe buýt chạy các tuyến nội tỉnh đã được xếp thưa chuyến. Ngày bình thường, khoảng 15 – 30 phút có một tuyến xe về các huyện. Ngày hôm nay, thời gian xếp lốt bị kéo dài sang một giờ đồng hồ/tuyến. Mặc dù vậy, các tuyến xe cũng rất thưa thớt khách.
Siêu bão số 6 mạnh dần lên
Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, với lượng mưa phổ biến 20 - 50mm; một số nơi có mưa to hơn như Cô Tô 126mm; Quảng Hà 108mm; Cửa Ông (Quảng Ninh) 125mm….
|
Tàu chìm tại Vân Đồn |
Đến 1 giờ ngày 01/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Việt Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, vùng áp thấp này tiếp tục đi sâu vào đất liền suy yếu và tan dần.
Do ảnh hưởng của bão, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thái Bình có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11; các tỉnh phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 2 - 4 mét.
Các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc có mưa to, có nơi mưa rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.
Hiện nay, siêu bão Nalgae ngoài khơi Philippines vẫn tiếp tục tiến vào biển Đông của Việt Nam và cường độ đã mạnh lên cấp 14-15. Dự kiến sau khi vượt qua Philippines, bão Nalgae sẽ vào biển Đông và hướng thẳng vào nước ta (nhiều đài khí tượng thủy văn quốc tế cùng dự báo tâm bão sẽ lại nhắm vào miền Bắc).
C.Quyên - H.Sang - V.Điệp - K.Trung