{keywords}
Bảo hiểm giống như lá chắn giảm bớt tác động của tấn công mạng

Theo báo cáo của UPS Capital, gần ⅔ các cuộc tấn công mạng nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ nhưng lại có tới 90% doanh nghiệp nhỏ không sử dụng các biện pháp bảo mật cần thiết. Các cuộc tấn công này có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp từ 84.000 USD đến 148.000 USD.

Dù không có báo cáo dành riêng cho các doanh nghiệp Việt, năm 2019 vẫn khi nhận 186,500 vụ phát tán malware với 420.000 máy tính cá nhân ở Việt Nam nhiễm mã độc. Trong đó, có 332,029 vụ xâm nhập và 21,141 vụ tấn công xác thực biến Việt Nam thành quốc gia thứ 2 về mối đe dọa malware và thứ 3 thế giới về tấn công botnet, theo báo cáo ở Vietnam Security Summit.

Điều đó này đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho các doanh nghiệp và người dùng trong việc bảo mật thông tin quan trọng. Thực tế, thông tin của người dùng cũng gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp mà họ đang làm việc, dẫn tới việc bảo mật đã là câu chuyện không của riêng ai.

Trước bài toán khó này, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải đứng trước lựa chọn đầu tư vào hệ thống an ninh mạng, thuê công ty bảo vệ và xác định tốn kém chi phí vận hành hay bỏ mặc. 

{keywords}
Các công ty bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa mặn mà lắm với bảo hiểm an ninh mạng

Để giải bài toán này, nhiều dịch vụ bảo hiểm an ninh mạng đã ra đời trên toàn cầu. Ở Việt Nam, các công ty bảo hiểm Việt vẫn còn khá thờ ơ với loại hình này và mới chỉ có một cái tên đầu tiên nhảy vào cuộc chơi là Bảo Việt hồi tháng 05/2020.

Bảo hiểm an ninh mạng mà Bảo Việt cung cấp chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có tổng doanh thu dưới 230 tỷ đồng/năm kèm nhiều điều kiện khác như có bảo mật và sao lưu dữ liệu ở mức cơ bản, doanh thu cao hơn cần phải có thỏa thuận riêng.

Trong đó, các danh mục được bảo hiểm gồm bảo vệ trước trách nhiệm phát sinh đối với dữ liệu cá nhân của bên thứ ba, bồi thường chi phí quản lý khủng hoảng truyền thông và các tổn thất phát sinh như trộm cắp, tống tiền, bồi thường chi phí khôi phục dữ liệu và tổn thất do gián đoạn vì sự cố an ninh mạng…

Theo đánh giá của các chuyên gia, bước đi này của các công ty bảo hiểm Việt tỏ ra khá chậm chạp so với thế giới. Thậm chí, một số công ty bảo hiểm nước ngoài đã triển khai bán gói bảo hiểm này ở Việt Nam từ lâu.

Trên thế giới, do phát sinh từ lâu, loại hình bảo hiểm này rất đa dạng với nhiều công ty lớn nhảy vào cuộc chơi. Bảo hiểm của nước ngoài cũng bao phủ các chi phí và tổn thất gây ra bởi bên thứ nhất và bên thứ ba, thậm chí là cả bảo hiểm cá nhân đối với cổ đông gắn với hoạt động của doanh nghiệp đó. 

Khó khăn hiện nay không chỉ là việc các doanh nghiệp Việt chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của bảo mật an toàn thông tin, mà còn bởi các báo cáo, số liệu hiện chưa được phân lập  một cách rõ ràng, cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp ở nước ta.

Số liệu gần nhất mà Kaspersky công bố là tổn thất 1,1 triệu USD vì tấn công mạng đối với các doanh nghiệp IT ở khu vực Đông Nam Á năm 2019. Trong đó, 53% doanh nghiệp phải bồi thường cho khách hàng, 41% phải trả tiền phạt hợp đồng và 30% bị mất đối tác kinh doanh. Ngoài ra, những dữ liệu bị rò rỉ sau cuộc tấn công là thông tin cá nhân (30%), dữ liệu bảo mật (23%) và sở hữu trí tuệ (16%).

{keywords}
Ước tính thiệt hại thường niên do tấn công mạng gây ra có thể đạt giá trị 6.000 tỷ USD vào năm 2021 (nguồn: ORM Inc.)

Trong khi đó, không có báo cáo nào liên quan đến các công ty ở các lĩnh vực khác ngoài công nghệ thông tin. Mà các doanh nghiệp sản xuất mới lại là những đối tượng dễ bị tổn thương và là đích ngắm của các tin tặc nhiều hơn. Thật vậy, theo IBM, những vụ tấn công nhắm vào công nghệ vận hành (OT) đã tăng 2.000% so với năm 2018. OT được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp sản xuất khép kín nhưng nay đã trở thành miếng mồi béo bở với các tin tặc ở thời đại Internet vạn vật kết nối này (IoT). 

Một khi dây chuyền sản xuất đã bị gián đoạn, đơn hàng bị chậm trễ và không thể khắc phục được, thiệt hại là vô cùng lớn. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp nước ngoài luôn quan tâm đến các loại bảo hiểm, từ bảo hiểm rủi ro cháy nổ nhà xưởng đến bảo hiểm về an ninh mạng trong bối cảnh các vụ tấn công có chủ đích đang ngày một tăng cao như hiện nay. 

Phương Nguyễn

Bảo vệ bí mật nhà nước là nhiệm vụ quan trọng đối với cán bộ ngành đường bộ

Bảo vệ bí mật nhà nước là nhiệm vụ quan trọng đối với cán bộ ngành đường bộ

Theo ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, bảo vệ bí mật nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng cho đối với cán bộ công chức ngành đường bộ và ảnh hưởng lớn đến công việc hàng ngày.