Nhiều người ở Anh đang hoảng loạn sau những ngày chứng kiến cảnh phá phách và
tan hoang vì bạo loạn nhưng đâu là điểm mà mọi nghĩ họ có thể bắt đầu cướp bóc?
TIN BÀI KHÁC:
Hình ảnh London trước và sau bạo loạn
Bạo loạn ở London lan tới khu người Việt
Bạo động ngày càng dữ dội ở London
Đằng sau bạo loạn ở London
Hình ảnh London tan hoang vì bạo loạn
|
Đã có một số cảnh tượng bất thường ở London và một số thành phố khác trong tuần này, từ các tòa nhà bị đốt cháy, những cuộc đụng độ trên đường phố tới những người vô liêm sỉ bước vào một cửa hiệu và rời đi với một tivi màn hình phẳng trong tay.
Nhiều kẻ cướp còn không thèm giấu mặt khi tấn công các cửa hàng điện tử, đồ thể thao và rượu. Một số thậm chí còn chụp ảnh, tự hào khoe mẻ hàng chôm được và đăng hình lên các trang mạng xã hội.
Giáo sư John Pitts, một nhà tội phạm học, người tư vấn cho một số quan chức địa phương ở London về thanh niên và các băng đảng, nói rằng một số kẻ dẫn đầu nạn cướp bóc sẽ được các nhà chức trách biết tới nhưng nhiều người khác bị cuốn theo.
Ông nói rằng cướp bóc khiến cho "những người không có quyền lực bỗng nhiên cảm thấy đầy quyền lực" và điều đó "rất lôi cuốn".
"Thế giới đã bị lật ngược. Thanh niên bị người lớn có quyền hành lợi dụng, bảo họ rằng họ không thể làm điều này hoặc điều này sẽ xảy ra. Thế là họ làm và chẳng có gì xảy ra".
Theo giáo sư Pitts, một số lượng lớn người trẻ tham gia vào các vụ cướp phá vừa qua là bởi vì thời điểm này là kỳ nghỉ hè và đêm dài hơn.
"Số lượng rất quan trọng trong một cuộc bạo loạn và đỉnh điểm xuất hiện khi những kẻ quá khích cảm thấy sự kiểm soát", ông nói. "Bạn không thể tự nổi loạn. Cuộc nổi loạn một người là một cơn thịnh nộ. Ở một điểm nào đó, đám đông lớn hơn chạm trán với cảnh sát nhận ra rằng họ nằm trong sự kiểm soát".
Các xu hướng tâm lý bất ổn
Các nhà tâm lý học cho rằng, một người mất đi nhân dạng đạo đức trong một nhóm lớn, và sự thấu cảm và tội lỗi - những phẩm chất ngăn chúng ta hành xử như những tên tội phạm - bị ruỗng ra.
"Khi bạn có một nhóm lớn tương đối ẩn danh, về cơ bản, bạn có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn", theo Tiến sĩ James Thompson, một giảng viên danh dự cấp cao về tâm lý học của trường University College London. "Có thể chỉ có 20 hoặc 30 người đang gây rối nhưng sự hiện diện của hàng trăm người đứng xem khiến cho họ ít có khả năng bị bắt".
Ông phản đối quan điểm là một số kẻ cướp đi theo dòng chảy một cách bị động một khi bạo lực xảy ra, khẳng định rằng luôn có một lựa chọn được thực hiện.
Chứng kiến người khác chạy đi với đồ cướp được có thể là động cơ khiến nhiều người hành động tương tự, theo nhà tâm lý học, tiến sĩ Lance Workman.
"Con người là loài bắt chước tốt nhất trên hành tinh này. Và chúng ta có xu hướng bắt chước những gì là thành công. Nếu thấy đó đang bước ra một cửa hiệu với một tivi màn hình phẳng, sẽ có người sẽ nghĩ tại sao mình không làm thế?".
Tiến sĩ Workman lập luận rằng, một số tham gia vào cướp bóc có thể chấp nhận một bộ quy tắc đạo đức đặc biệt trong đầu - "người giàu đó có những thứ mà ta không có, vậy chẳng có gì sai khi ta lấy chúng đi".
Nhưng có bằng chứng cho thấy các thủ lĩnh băng đảng có xu hướng tâm lý này, theo ông Workman.
Ý kiến rằng tâm lý phá phách có thể được thấy trong hooligan bóng đá. Cựu hooligan của Manchester United Tony O'Reilly nói rằng có một sự tương đồng giữa nạn cướp phá tuần qua và nạn bạo lực bóng đá mà ông tham gia cách đây 3 thập niên. "Đó là một sự kích động. Bạn không thể lấy đi sự kích động đó - tiếng gầm của đám đông. Cảm giác đó của một nhóm đàn ông, điều gì đó đang xảy ra".
Bạo loạn hội người tiêu dùng
Đối với đa số, động cơ là một sự kích động, với
"món đồ miễn phí" chỉ là một điểm thưởng. Nhưng điều đó không đúng với những kẻ
đầu sỏ thao túng đám đông để nhắm tới những cửa hiệu bán đồ đắt tiền.
Đối với các công dân tuân thủ pháp luật, phóng hỏa một xe buýt hoặc ăn trộm đồ ở
một cửa hàng đơn giản là điều không bao giờ họ nghĩ đến. Nhưng các chuyên gia
cho rằng, các yếu tố kinh tế - xã hội không thể bị bỏ ra khỏi phương trình.
Tiến sĩ Paul Bagguley, một nhà xã hội học ở Đại học Leeds, cho rằng thanh niên
thường tham gia đối đầu với cảnh sát, trong khi cướp bóc có xu hướng bao gồm trẻ
em và phụ nữ. Rất có khả năng rằng nhiều người ăn trộm một món đồ chưa từng làm
như vậy trước kia. Có một xu hướng trong những tình huống này là các quy tắc
thông thường không được áp dụng.
Ông nói rằng, trong khi cướp bóc xảy ra ở hầu hết các cuộc bạo loạn, tệ nạn này
đã áp đảo tuần qua và chúng có thể được gọi là "bạo loạn hội người tiêu dùng".
"Nếu bạn so sánh với các cuộc bạo loạn những năm 1980, có nhiều hàng hóa hơn để
người ta trộm cắp dễ dàng, chẳng hạn như các đồ dùng điện tử xách tay, điện
thoại di dộng và tivi màn hình phẳng".
Giáo sư Pitts cho rằng, bạo loạn là các sự kiện phức tạp và không thể giải thích
như là "thói du côn".
Ngày càng có nhiều người bất đồng về nạn thất nghiệp ở giới trẻ, các cơ hội giáo
dục và chênh lệch thu nhập. "Họ chẳng có nghề ngỗng gì để mà suy nghĩ. Họ không
phải là 'chúng ta'. Họ sống ở ngoài đó, bên các rìa mép, thất vọng, rất có thể
làm những điều khủng khiếp", ông nói.
Thanh Hảo (Theo BBC)