Say nắng, cảm nắng - mối nguy hiểm đang đe dọa sức khỏe 

Nguyên nhân chủ yếu của say nắng, cảm nắng là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Triệu chứng điển hình là mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút; ở mức độ nặng gây đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn...

Đối tượng có nguy cơ cao dễ bị say nắng, cảm nắng gồm: người già; trẻ nhỏ; phụ nữ có thai; những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức như người lao động nông nghiệp, công nhân làm việc ở các lò gạch, lò gang thép và những người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…

anh 1.jpg
 Thời tiết oi bức khiến nhiều người gặp tình trạng say nắng. Ảnh: Nam Dược

Bảo vệ cơ thể trong những ngày thời tiết nắng nóng

Để bảo vệ sức khỏe trong những ngày trời nắng nóng, chúng ta cần lưu ý: 

Hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10h-16h;

Không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời;

Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi;

Uống tối thiểu 1,5 - 2 lít nước/ngày, bổ sung rau và hoa quả trong mỗi bữa ăn.

Đối với những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng cần: Bố trí công việc, tránh ở ngoài trời quá lâu trong khoảng thời gian nắng nóng nhất trong ngày, cần có quãng nghỉ ở trong nhà hoặc bóng râm để hồi sức; Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng quần áo chống nắng thoát mồ hôi, mũ, kính râm, kem chống nắng...; Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt cần uống thêm các loại nước thanh nhiệt, giảm nóng trong, bổ sung năng lượng tránh mệt mỏi và mất sức khi đang làm việc.

Sủi thanh nhiệt Livecool đồng hành trong thời tiết nắng nóng

Bổ sung nước và những sản phẩm thanh nhiệt làm mát từ bên trong cơ thể rất cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe những ngày nắng nóng. Do đó, cần có một giải pháp giải nhiệt, giảm nóng, vừa an toàn lại vừa đơn giản, tiết kiệm thời gian.  

Hiểu được nhu cầu này, nhãn hàng Livecool đã “xuống phố” giải nhiệt cho người dân, đặc biệt là những người phải làm việc vất vả dưới cái nóng. Chương trình nhận được sự quan tâm và phản hồi tích cực của người dùng sau khi dùng thử sản phẩm. Những cốc nước sủi thanh nhiệt được trao tận tay bà con như tiếp thêm năng lượng, giảm mệt mỏi dưới cái nắng nóng oi bức. 

Anh Bình, một shipper chia sẻ: “Tình cờ đi làm ngang qua, thấy chương trình uống thử và tặng quà của Livecool đang diễn ra nên tôi ghé vào. Sau khi dùng thử, tôi thấy sản phẩm có mùi thơm nhẹ, vị trái cây, là loại sủi nên cảm giác sảng khoái ngay sau khi uống. Tôi thích vị dưa gang, còn vợ tôi hay uống vị chanh nên tôi đã mua thử mỗi vị một hộp để trải nghiệm. Sủi thanh nhiệt Livecool giúp giảm mệt mỏi do thời tiết, hỗ trợ tăng cường sức khoẻ, phù hợp với những người làm việc cả ngày ngoài trời như chúng tôi”.

anh 2.jpg
Những cốc Livecool tiếp năng lượng cho bà con ngày nắng nóng

TPBVSK Sủi thanh nhiệt Livecool đã để nhiều dấu ấn trong hơn 5 năm có mặt trên thị trường, trở thành sản phẩm được nhiều người tin dùng. Đây cũng là thương hiệu được vinh danh “Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022” (Vietnam Value) và mới đây đạt giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF).

anh 33.jpg

Bộ sản phẩm TPBVSK Sủi thanh nhiệt Livecool chứa vitamin C cùng chiết xuất thảo mộc thiên nhiên như: atiso, rau má, chanh... hỗ trợ giảm nhiệt miệng, nóng trong, mệt mỏi, hỗ trợ tăng sức đề kháng.

GPQC số: 2815/2020/XNQC-ATTP

Đơn vị phân phối: Công ty CP Nam Dược - Số 51 đường Trương Công Giai, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại: https://livecool.vn/

Các sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Thu Loan