Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, các trường học đã phải cho học sinh nghỉ hè sớm, đồng thời các hoạt động ngoại khoá của trẻ cũng phải dừng lại. Để phục vụ cho nhu cầu học tập cũng như giải trí, trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho việc sử dụng Internet. Đây vừa là cơ hội để trẻ phát triển toàn diện cũng vừa là sự thách thức với việc bảo vệ trẻ trên không gian mạng.

Covid-19 làm tăng nguy cơ trẻ bị tấn công trên không gian mạng

Tháng 4/2021, Phòng GD-ĐT TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, Phòng đã nhận được báo cáo của Trường Tiểu học Kim Đồng về việc một nữ sinh có dấu hiệu bị lạm dụng.

Cụ thể, phía trường nhận được phản ánh của phụ huynh về việc cháu N.T.Y.N (học sinh lớp 5/5) có nhắn tin trên mạng Zalo với 1 người lạ lấy tên 1 trung tá công an khoảng 1 tuần gần đây.

Qua vài lần nhắn tin, người này yêu cầu em N. tự quay clip nhạy cảm và gửi cho mình để tham gia cuộc thi sắc đẹp lứa tuổi 12-15. Người này còn dặn học sinh không được cho ai biết vì đây là chương trình bí mật và phải xóa hết các tin nhắn trên zalo.

Đến trưa 2/4, phụ huynh phát hiện con có biểu hiện bất thường nên gặng hỏi. Sau đó, N. khai sự việc như trên và ở trường đã có nhiều học sinh khác cũng nhận được trà sữa miễn phí. 

Trong khi đó, tháng 2/2021, cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ Danudetch Nene Saengkaew - kẻ đứng đầu công ty quản mẫu nhí “Nene” vì tội lạm dụng tình dục trẻ và đăng tải ảnh lạm dụng trẻ em.

Theo điều tra, cảnh sát phát hiện đối tượng này đã tàng trữ khoảng 500.000 bức ảnh nhạy cảm của trẻ em. Lợi dụng vỏ bọc công ty người mẫu nhí, Danudetch đã chiếm lấy lòng tin của trẻ hay thậm chí là gia đình của nạn nhân để thực hiện hành vi phạm pháp của mình.

{keywords}

Theo thống kê tổng hợp từ báo cáo của UNICEF, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội và Trung tâm Quốc gia về Trẻ em Mất tích và Bị bóc lột, có 706.435 trường hợp lạm dụng trẻ em trên không gian mạng đã được báo cáo vào năm 2018, khoảng 720.000 bức ảnh về lạm dụng tình dục trẻ em được tung lên mạng mỗi ngày.

Ngoài ra, trẻ em còn phải đối mặt với những mối nguy hại khác như: Bạo lực mạng, nghiện game, buôn bán người, lừa đảo qua mạng, xem phải các nội dung cấm và trái pháp luật… 

Kẻ xấu nắm bắt được tâm lý của trẻ em và lợi dụng những điểm yếu đó để lừa đảo, lạm dụng nạn nhân. Bởi, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nên khi bị tấn công và đe doạ, trẻ không dám kể cho những người xung quanh.

Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam có rất ít trẻ đã được trang bị kiến thức và kĩ năng để tự bảo vệ bản thân hay các dịch vụ xử lý khẩn cấp. Vì thế, tổ chức xã hội bảo vệ trẻ em trên không gian mạng CyberKid Vietnam đã cho ra đời đường dây nóng CyberHotline và kênh chat trực tuyến hỗ trợ trẻ em khi bị tấn công trên không gian mạng. 

Covid-19 không thể ngăn bước trẻ phát triển toàn diện

Không gian mạng luôn tiềm tàng những mối nguy hại cho trẻ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Internet đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là đối với trẻ em trong kỳ nghỉ dịch này.

Cha mẹ có thể tìm những khóa học bổ ích và hoàn toàn miễn phí cho con trên các trang như Coursera, Khan Academy, EdX, Babble, Skill Share,... Tuy nhiên, ngôn ngữ của các khóa học sẽ là tiếng Anh. 

“Nhìn thấy em mình, cháu mình ở độ tuổi tiểu học, THCS sử dụng mạng rất nhiều và thường xuyên tiếp xúc với những thông tin xấu độc khiến cho chúng tôi rất muốn xử lý vấn đề này.

Mặt khác, chúng tôi được biết đến đề án bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của Bộ Thông tin Truyền thông và rất muốn được chung tay giúp đỡ cùng với Chính phủ để có thể đưa giải pháp đến trẻ em đến rộng rãi hơn”, chị Như Quỳnh - Chủ tịch của tổ chức bảo vệ trẻ em trên không gian mạng CyberKid chia sẻ.

{keywords}

CyberClass là lớp học online miễn phí 100% nhằm thu hút những em nhỏ có năng khiếu và hứng thú đối với lĩnh vực về An ninh mạng. 

Giáo án được xây dựng bởi đội ngũ phát triển nội dung với sự cố vấn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực an ninh mạng.

Yến Nhi

Bảo vệ trẻ an toàn trên không gian mạng

Bảo vệ trẻ an toàn trên không gian mạng

Trong bối cảnh thế giới đang bước vào thời đại chuyển đổi số rộng khắp, đòi hỏi phải chung tay xây dựng môi trường mạng an toàn; bảo vệ, hỗ trợ trẻ em cũng như trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng sống an toàn trên môi trường mạng.