TIN LIÊN QUAN:
Hàn Quốc muốn họp khẩn về hạt nhân Triều Tiên
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tới Hàn bàn chuyện Triều Tiên
Bán đảo Triều Tiên: Khi đường giới hạn thành nơi đụng độ
Tổng thống Hàn Quốc không ngại chiến tranh với Triều Tiên
Lính Triều Tiên lên truyền hình khoe chiến công bắn Hàn Quốc
Dân Triều Tiên được nghỉ dịp sinh nhật Đại tướng trẻ
Điều gì sẽ đến trên bán đảo Triều Tiên?
Mỹ - Trung phản ứng sau tuyên bố của Triều Tiên
Triều Tiên sẽ khai chiến lúc ít ngờ nhất
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tới Hàn bàn chuyện Triều Tiên
Bán đảo Triều Tiên: Khi đường giới hạn thành nơi đụng độ
Tổng thống Hàn Quốc không ngại chiến tranh với Triều Tiên
Lính Triều Tiên lên truyền hình khoe chiến công bắn Hàn Quốc
Dân Triều Tiên được nghỉ dịp sinh nhật Đại tướng trẻ
Điều gì sẽ đến trên bán đảo Triều Tiên?
Mỹ - Trung phản ứng sau tuyên bố của Triều Tiên
Triều Tiên sẽ khai chiến lúc ít ngờ nhất
Lính Hàn Quốc tuần tra ở Dangjin, nam Seoul. (Ảnh: AP)
Được công bố sáng nay (30/12), báo cáo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay, Triều Tiên có ý định dùng chương trình hạt nhân của nước này để làm đối trọng với quân đội công nghệ cao của Hàn Quốc.
Tài liệu trên cho hay, Triều Tiên hiện có 200.000 binh sĩ đặc nhiệm, tăng nhiều từ con số 180.000 nêu trong đánh giá năm 2008. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định, lực lượng này chuyên thâm nhập và phá hoại các cơ sở nhạy cảm.
Thông tin về việc Bình Nhưỡng nâng cấp quân đội được đưa ra giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao sau vụ nã pháo vào đảo tiền tiêu của Hàn Quốc làm 4 người thiệt mạng hồi tháng trước.
Hôm 29/12, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tuyên bố, trong năm tới cần phải đạt được tiến bộ cấp bách trong việc giải trừ chương trình vũ khí nguyên tử của Triều Tiên.
Theo ông Lee, các nhà ngoại giao phải nhanh chóng thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân, bởi vì Triều Tiên cố gắng trở thành một "đất nước thịnh vượng, quyền lực" vào năm 2012. Đây là năm kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Kim Il Sung, lãnh tụ đã thành lập nước CHDCND Triều Tiên năm 1948 và là cha của đương kim Chủ tịch Kim Jong-il.
Hàn Quốc và Triều Tiên, về mặt lý thuyết, vẫn trong tình trạng chiến tranh bởi vì cuộc chiến năm 1950-53 giữa họ kết thúc bằng một thỏa thuận ngưng bắn chứ không bằng một hiệp ước hòa bình.
Tháng trước, Bình Nhưỡng đã nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc ở dọc đường biên giới biển tranh chấp, làm 4 người chết, trong đó có 2 thường dân. Đây là vụ tấn công đầu tiên vào một khu vực dân cư kể từ sau cuộc chiến Triều Tiên.
Tiến trình đàm phán sáu bên nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã bị trì hoãn gần 2 năm qua, với Washington và Seoul khẳng định phía Bình Nhưỡng phải đạt được tiến bộ trong các cam kết giải giáp trước đó thì mới có thể nối lại hòa đàm.
Thanh Hảo (Theo AP)